| Hotline: 0983.970.780

Những “cánh đồng Tây” ở Nam Định

Thứ Ba 27/05/2014 , 10:42 (GMT+7)

Nam Định đang trở lại giấc mơ ngày nào về một trung tâm sản xuất lúa giống của cả miền Bắc với những chế độ đãi ngộ đặc biệt thu hút…

Sáu Cường Tân

Dãy nhà bờ lô thấp lè tè vừa làm chỗ ở vừa bố trí làm văn phòng. Ngoài hệ thống máy tính là tương đối có giá còn lại đồ đạc chẳng có gì ngoài bộ salon gỗ cũ kỹ đóng theo mốt của ba mươi năm về trước.

Ngay cái ô tô mà anh vẫn cưỡi đi hàng ngày còn thua cả loại “xe cỏ” của cánh taxi nhà quê. Bao nhiêu năm tôi quen biết cảnh ấy hầu như không thay đổi. Chả thế mà có ông Tổng Giám đốc một công ty giống cỡ lớn ở miền Trung tò mò bởi sự kiện “quả bom bản quyền” 10 tỉ giống lúa lai TH3-3 đã đến tận tổng hành dinh của Cường Tân.

Sau khi gặp gỡ người đứng đầu, ra về ông này không khỏi giấu nụ cười nhếch một góc mép mà nhận xét rằng: “Chẳng hiểu bà Trâm (PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, tác giả giống lúa lai TH3-3, PV) thế nào mà bán bản quyền 10 tỉ đồng cho một thằng nhà của nó lụp xụp chẳng khác nào một cái chuồng trâu!”. Một số người còn ngờ Cường Tân đã bắt tay cùng bà Trâm đánh bóng tên tuổi cho nhau chứ số tiền 10 tỉ làm gì có thực.

Tôi ngủ với vợ cũng nằm mơ thấy sâu, thấy rầy, thấy trùng trùng khớp khớp hàng cha với hàng mẹ. Trời nắng gắt nhưng nhìn ruộng lúa lên đều đặn, trổ thoát, sáng bừng như tranh vẽ nhiều khi cũng chẳng muốn về nhà.

Giám đốc Cường Tân, ông Đoàn Văn Sáu bảo: “Nghe những nhận xét như thế tôi cũng buồn nhưng chỉ thoáng chốc. Thú thực nếu không có tâm thì chỉ làm thương mại chứ không thể sản xuất giống được bởi nó tỉ mỉ lắm, vất vả lắm. Từ khi gieo hạt đến ngày nhập kho đều lăn lóc ngoài đồng”.

Còn về số tiền 10 tỉ đồng mua TH3-3 anh thú thật đã trả trên mười lần mới xong và được tác giả khuyến mãi thêm giống lúa lai có tên CT16: “Gần 50 tỉ đồng được Cường Tân “ném” vào xây kho tàng, làm bờ vùng bờ thửa, cải tạo ruộng đồng phục vụ cho sản xuất giống hết. Chúng tôi cũng chuẩn bị mua bản quyền một giống lúa mới khác nhưng lần này không phải là sản phẩm của nhà khoa học mà của một người dân thường!”.

Tôi lại cùng anh ra đồng. Những cánh đồng đã được cải tạo mặt bằng, quy hoạch lại thành các ô thửa lớn với hệ thống kênh mương, cầu cống thiết kế bài bản. Đường ra đồng được đổ bê tông, ô tô chạy êm như ở “tây”, từ trên xe thỏa thích ngắm dưới ruộng hai hàng cha, mười hai hàng mẹ xanh rì.

Một đám người làm đang phun chất kích thích sinh trưởng GA3 cho lúa trổ thoát. Bình nén khí, đầu nụ xòe như một màn sương tơi xốp. Mỗi ngày như vậy chỉ cần 2-3 người là có thể phun được cả chục ha.

Nhóm trưởng Đỗ Tiến Thanh (Xuân Ninh, Xuân Trường) cùng 4 hộ gia đình khác đã chung nhau vốn thuê lại 29 mẫu đất của dân với thỏa thuận 40kg thóc/sào/vụ rồi hợp đồng với Cường Tân. Nông dân cho thuê ruộng trong thời gian 5 năm, tiền được trả theo từng năm một.

Họ có thể rời bỏ ruộng đồng mà vẫn có một khoản tiền nho nhỏ để chuyên tâm chuyển sang nghề khác. Ngược lại vẫn muốn gắn bó với nghề nông họ sẽ được nhận vào làm thuê chăm bón, cào cỏ, khử lẫn…

Nếu bảo đảm được năng suất, nhóm của anh Thanh một vụ lãi khoảng 10 triệu đồng/sào, tương đương một năm lãi gần 600 triệu cho 29 mẫu lúa. Ngoài ra, với máy móc mua sắm họ không chỉ sản xuất trên mỗi thửa ruộng ở đây mà hợp đồng khắp đồng trên, ruộng dưới để tăng thêm thu nhập. Anh Thanh bảo với số vốn ban đầu mỗi hộ bỏ ra 100 triệu, làm một năm là hòa còn những năm sau lãi ròng.

Còn một cách thứ hai là doanh nghiệp tự thuê đất (mức thuê từ 80-130kg thóc/sào/năm tùy loại đất) rồi thuê người làm. Cường Tân chủ yếu thực hiện theo cách này. Đó chủ yếu là những vùng đồng xa, thưa dân, có thửa xa nhà đến 5-6 cây số. Ít vốn đầu tư cộng với lao động nông thôn giờ toàn người già, con trẻ nên sản xuất không hiệu quả, lác đác có hộ bỏ hoang ruộng.

Đường chính được chương trình nông thôn mới thảm bê tông ra tận đồng, hai bên Cường Tân cho chôn cột mắc điện rất tiện cho việc bơm tưới.
Đường nhánh tuy chỉ bằng đất nhưng cũng rộng tới 2m tiện cho xe cải tiến ngược xuôi, bờ đắp thấp hạn chế chuột bọ ẩn nấp.
Cách làm của Cường Tân sáng tạo ở chỗ đất đã giao đến từng hộ rồi mà vẫn tích tụ được những cánh đồng cả chục, cả trăm ha như vậy.

Khi Cường Tân đặt vấn đề thuê lại những thửa ruộng xa này hầu hết chủ đất đều đồng ý nhưng vẫn có những hộ nhất định lắc đầu. Đường thẳng bị bít, doanh nghiệp lại mở đường vòng bằng cách thuê ruộng chỗ khác tốt hơn để đổi cho những hộ có đất trong vùng quy hoạch.

Kỳ công đến mức ấy nên cty đã tập trung được trên 300 ha, cải tạo lại, hình thành nên những cánh đồng lớn Tam Đoạn, Đồng Chung, Trực Thái, Xuân Thượng…

Ở những cánh đồng này, các nhóm hộ nông dân được liên kết lại với nhau dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng. (Nhóm trưởng nhận 3-5 ha, thuê nhân công, tiến hành sản xuất trên đó).

Do đó với 300 ha Cường Tân chỉ cần “túm tóc” khoảng 100 ông nhóm trưởng, điều hành mọi thứ cứ gọi là băng băng. Ngay đầu vụ cty không ký ngay mức sản lượng khoán vì sợ các nhóm trưởng không dám nhận trách nhiệm. Giá thu mua chỉ được định đoạt vào cuối vụ và phụ thuộc vào năng suất, năng suất cao giá xuống còn năng suất thấp giá lên. Hiện tại giá trị canh tác trên mỗi ha dạng này vào khoảng 250 triệu và sẽ là 300 triệu trong năm sau.

Để có được mức thu nhập ấy cho nông dân, ngoài hai vụ lúa hợp đồng cho cty, dù không thuộc trách nhiệm của mình nhưng Cường Tân vẫn tự nguyện quàng thêm cái “ách” giúp dân sản xuất vụ đông.

17-43-37_dsc_7254
Đường bê tông chạy ra tận đồng

Từ lúc chưa biết vụ đông là gì, qua chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư giống, phân bón một số nơi đã sản xuất thành nề, thành nếp. Hai vụ sản xuất giống cộng với một vụ đông sẽ ăn chắc được 300 triệu/ha.

Anh Sáu bảo cái thời làm giống với các HTX đã qua rồi. Hồi đó ruộng đất manh mún, không hình thành được các cánh đồng lớn. Sản xuất giống rất khắt khe, nay khử lẫn, mai phun thuốc kích thích nhưng nông dân chỉ làm chiếu lệ, cắt lẫn thì cắt túm đầu bông, phun thuốc chỗ thì thừa chỗ lại thiếu.

Chia trên đầu diện tích tiếng là có giá trị cao thật đấy nhưng chia cho công lao động lại thấp bởi mỗi nhà chỉ có 1-2 sào. Giá thành cao, chất lượng không đồng đều chính là nhược điểm vốn hữu của làm giống kiểu này. Khi bờ vùng, bờ thửa được quy hoạch gọn gàng, vùng sản xuất lớn hình thành có thể áp dụng công nghệ, tiến bộ KHKT dễ dàng đẩy năng suất lên.

Trước mật độ 35-40 khóm/m2 nay 45-50 khóm/m2. Trước mỗi gốc 10-15 dảnh nay mỗi gốc 25 dảnh. Trước nước nôi phập phù nay nước nôi chủ động. Trước sử dụng vật tư, phân bón lung tung nay dùng cùng một loại rất tiện cho việc điều tra, xử lý nếu xảy ra sự cố để điều chỉnh kịp thời.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm