| Hotline: 0983.970.780

Những chàng trai đi "bán duyên"

Thứ Tư 31/03/2010 , 09:20 (GMT+7)

"Ai cần duyên tôi bán cho" là câu mà Mai Công Kiên, sinh viên khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính quốc gia, vẫn thường trêu đùa với các bạn trong đội ngũ chuyên đỡ lễ, bê tráp.

"Ai cần duyên tôi bán cho" là câu mà Mai Công Kiên, sinh viên năm thứ tư khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính quốc gia, vẫn thường trêu đùa với các bạn trong đội ngũ chuyên đỡ lễ, bê tráp.

Nhận thấy việc nhờ người quen đi đỡ lễ, bê tráp không còn dễ dàng như trước, Kiên lập nhóm chuyên cung cấp nam, nữ bê tráp, đỡ lễ cho các đám hỏi, vừa đáp ứng được nhu cầu tìm việc của sinh viên, vừa thỏa mãn mong muốn có một đội hình đồng đều, đẹp mắt của gia chủ.

Đội ngũ bê tráp của Kiên được tuyển chọn kỹ càng từ 20 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Số thành viên hiện nay lên tới 120, trong đó khoảng 50 nam, 70 nữ. Trung bình một tháng mỗi bạn có thể tham gia làm 4-5 đám.

Đội ngũ 100% sinh viên nhưng tác phong rất chuyên nghiệp

Ban đầu để tìm kiếm khách hàng, ngoài việc rao trên website, Kiên còn thuê người đi phát tờ rơi tại các trường vừa là tìm người, vừa là tìm việc. "Nhưng giờ đây, các gia đình thuê trước giới thiệu cho bạn bè, người thân, người nọ truyền tai cho người kia nên việc tìm kiếm khách hàng không còn khó khăn”, Kiên chia sẻ.

Hai từ “anh chủ” đặt lên vai Kiên trách nhiệm nặng nề. Chàng sinh viên phải thường xuyên chăm lo cho các bạn trong đội ngũ của mình từ chiếc cavat, bộ đồ trang điểm, trang phục cho đến sức khỏe của mỗi người. “Phải chăm sao cho đội hình của mình không những đủ mà còn đẹp nữa”, Kiên cười hiền bộc bạch.

 

Tuy mỗi lần ăn hỏi chỉ 2-3 tiếng, nhưng lúc nào các thành viên trong nhóm cũng nhắc nhở nhau phải làm thật tốt. "Cưới hỏi là chuyện cả đời người chỉ có một lần, nên khi đi làm phải xác định công việc gắn liền với trách nhiệm”, Quý, một thành viên của nhóm tâm sự.

Các bạn trong nhóm nghiêm túc trong giờ làm, nhí nhảnh giờ giải lao

Công việc đỡ lễ, bê tráp tưởng nhàn, không học hỏi được gì cho bản thân, nhưng Kiên khẳng định nhiều bạn đã nhầm. Cậu quan niệm bán duyên là để… học. Ngoài việc kiếm thêm đồng ra, đồng vào để chi tiêu trong cuộc sống, mỗi lần đi “bán duyên” là một lần các bạn sinh viên trong nhóm học thêm rất nhiều điều từ những bài học thực tế.

“Các bạn ban đầu còn bỡ ngỡ với những thủ tục cưới xin, nhưng bây giờ thì ai nấy cũng đều nằm lòng những thủ tục cần thiết từ việc mâm ngũ quả có những loại nào đến việc chào hỏi, xin đám ra sao, việc rót trà, mời nước khách trở thành chuyện nhỏ đối với bọn mình”, Hà, một thành viên trong nhóm khoe về những điều học được qua mỗi lần đỡ tráp.

Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào cũng mạnh dạn tìm đến với công việc này bởi theo quan niệm truyền thống bê tráp là mất duyên. “Ban đầu mình cũng muốn tham gia vào nhóm để đi làm kiếm thêm chút đỉnh, nhưng vừa đề cập đến chuyện đi bê tráp thuê thì mẹ đã gạt phăng. Mình đành từ bỏ ý định”, Liên, Học viên Hành chính Hà Nội, thành viên hụt của nhóm ấm ức kể.

Đội nam bê tráp trẻ tuổi nhưng có bạn đã 4 năm tuổi "nghề"

Song những trường hợp như Liên chỉ là số ít bởi hiện nay quan niệm con gái mất duyên khi đi đỡ lễ đã dần thay đổi. Trong đội của Kiên đã có những bạn tìm thấy một nửa của mình qua những lần “trao duyên” ấy.

Tuyền, Học viện Hành chính Hà Nội, khoe: “Mình thích một cô bạn từ năm nhất đại học nhưng chưa có dịp nào để bày tỏ. Từ ngày cả hai cùng vào nhóm, sau mỗi đám bọn mình thêm hiểu và gắn bó với nhau hơn. Giờ thì bọn mình đi làm lúc nào cũng có đôi, có cặp”.

"Anh chủ" Kiên dự định sau khi ra trường cố gắng xin một công việc phù hợp với chuyên môn, một mặt vẫn tiếp tục phát triển và mở rộng mô hình phục vụ cưới hỏi, nhưng đội ngũ vẫn là 100% sinh viên.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.