| Hotline: 0983.970.780

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (17 - 23/9)

Thứ Ba 17/09/2019 , 07:01 (GMT+7)

Tại các tỉnh Bắc bộ, sâu cuốn lá nhỏ non hại chủ yếu trên những diện tích lúa xanh tốt, bón thừa đạm. 

Trên lúa

Các tỉnh Bắc bộ: Sâu đục thân 2 chấm: sâu non gây bông bạc trên trà lúa trỗ. Rầy nâu-rầy lưng trắng hại diện rộng trên các trà lúa. Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn gây hại tăng trên các giống nhiễm. Bệnh lùn sọc đen gây hại rải rác ở giai đoạn phát triển đòng…

Các tỉnh Bắc Trung bộ: Chuột hại nặng gần khu dân cư, gò bãi. Bệnh khô vằn hại nặng trên các chân ruộng bón thừa đạm. Bệnh bạc lá vi khuẩn gây hại trong điều kiện thời tiết mưa bão.

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn,... gây hại trên lúa Hè Thu muộn, lúa Mùa muộn giai đoạn trỗ đến chín. Bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh, đòng trỗ và chín. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân,... gây hại trên lúa vụ 3, lúa Mùa ở giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng.

Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Rầy nâu phổ biến tuổi 3-5. Bệnh đạo ôn phát triển ở giai đọan đẻ nhánh – đòng trỗ. Thời tiết thuận lợi cho bệnh lem lép hạt phát triển trên diện tích lúa Hè Thu còn lại. Lưu ý đến ốc bươu vàng, muỗi hành ở giai đoạn mạ; bệnh bạc lá, chuột ở giai đoạn trỗ-chín.
 

Trên cây trồng khác

- Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại.

- Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp... tiếp tục hại.

- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn gây hại tại các tỉnh phía Nam.

- Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp... tiếp tục hại.

- Cây mía: Bệnh trắng lá, chồi cỏ, sâu non bọ hung... hại cục bộ vùng ổ dịch.

- Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.

- Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê chè ở Lâm Đồng.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm... tiếp tục hại.

- Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành... tiếp tục hại.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.

- Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh thối nõn,... tiếp tục gây hại.

- Cây lâm nghiệp: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục gây hại.

CỤC BVTV

KHUYẾN CÁO

Công ty Cổ phần Nông Dược HAI khuyến cáo nông dân các giải pháp phòng trừ như sau:

Trên lúa

+ Rầy nâu, rầy lưng trắng (gây bệnh lùn sọc đen): Sử dụng thuốc trừ rầy APPLAUD 25 WP; liều dùng: 0,7 kg/ha, phun khi rầy non mới xuất hiện.

+ Sâu cuốn lá, sâu đục thân: Sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ sâu WELLOF 330 EC với liều dùng: 0,8-1,0 lít/ha hoặc NOUVO 3.6 EC với liều dùng: 0,20-0,25 lít/ha.

+ Đạo ôn lá (cháy lá), đạo ôn cổ bông: Phun thuốc trừ bệnh NEWBEM 75 WP, liều dùng: 0,3-0,4 kg/ha. Đối với đạo ôn lá: phun khi bệnh vừa xuất hiện, tỷ lệ khoảng 5-10%. Đối với đạo ôn cổ bông: phun trước khi lúa trổ. Có thể hỗn hợp các loại thuốc trên với thuốc trừ bệnh AVISO 350 SC, BONNY 4SL để tăng hiệu quả phòng trừ.

+ Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Để phòng trừ hiệu quả, khuyến cáo phun thuốc trừ bệnh BONNY 4SL. Phun khi bệnh chớm xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5-10 %.

+ Bệnh khô vằn: Khi vết bệnh vừa xuất hiện, tháo cạn nước trên ruộng và phun một trong các sản phẩm thuốc trừ bệnh AVISO 350 SC, CATCAT 250 EC hoặc VALI 5 SL.

+ Bệnh lem lép hạt: Sử dụng thuốc trừ bệnh AVISO 350 SC hoặc CATCAT 250 EC.

Trên cây trồng khác

+ Bệnh nứt thân xì mủ/sầu riêng: Áp dụng biện pháp tổng hợp:

Phun ướt đều lá, cành, thân cây, trái với 2 loại thuốc trừ bệnh MANOZEB 80WP và SIMOLEX 720WP.

Với SIMOLEX 720WP, sử dụng dung dịch pha 30 – 40 g/10 lít nước để quét lên vết bệnh đã cạo sạch, quét 2 – 3 lần cách nhau 15 ngày/lần.

+ Sâu keo mùa thu/ngô (bắp): Khuyến cáo phun luân phiên thuốc trừ sâu HOPSAN 75 EC hoặc WELLOF 330 EC.

+ Bọ xít muỗi/chè: Phun thuốc NOUVO 3.6EC. Thuốc có thể phối hợp với các thuốc trừ sâu, nhện khác để tăng hiệu quả và giảm tính kháng thuốc.

+ Bệnh khảm/sắn (mì): Dùng HOPSAN 75 EC, NURELLE’D 25/2,5 EC; WELLOF 330 EC; AZORIN 400 WP.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI ( Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028.38.292.805 - 1800.577.768; Fax : 028.38.223.088 (Website: www.congtyhai.com)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm