| Hotline: 0983.970.780

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 5 - 11/12)

Thứ Hai 05/12/2016 , 06:50 (GMT+7)

Tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục nõn, ốc bươu vàng phát sinh gây hại cục bộ trên các trà lúa ĐX sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

1. Trên lúa

a) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Bệnh khô vằn, lem lép thối hạt… gây hại trên lúa giai đoạn chín - thu hoạch.

- Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục nõn, ốc bươu vàng phát sinh gây hại cục bộ trên các trà lúa ĐX sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột: Hại nhẹ rải rác trên lúa lỡ vụ, lúa ĐX sớm.

b) Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu: Phổ biến tuổi 2 - 4, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, lúa giai đoạn làm đòng trỗ có thể nhiễm nặng cục bộ. Kiểm tra kỹ ruộng lúa và khuyến cáo nông dân khi rầy cám nở rộ, tập trung ở tuổi 2 - 3 xử lý bằng thuốc chống lột xác.

- Bệnh đạo ôn: Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết (sáng lạnh, có sương mù) bệnh đạo ôn lá có thể xuất hiện và gây hại nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, bệnh đạo ôn cổ bông giai đoạn đòng trỗ. Khi bệnh xuất hiện cần dừng ngay việc bón đạm, kể cả các loại phân phun qua lá. Sử dụng thuốc đặc trị để phòng trừ kịp thời.

Ngoài các đối tượng trên, cần theo dõi bệnh bạc lá vi khuẩn trên trà lúa cuối đẻ nhánh - đòng trỗ, lem lép hạt giai đoạn trỗ - chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.
 

2. Trên cây trồng khác

Ngô: Lưu ý các đối tượng sâu hại như sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh đốm lá ngô, bệnh khô vằn có chiều hướng gia tăng. Hiện tượng lùn cây ngô có khả năng phát sinh trên cây ngô mới gieo, tiếp tục gây hại trên những diện tích ngô nhiễm bệnh chưa được tiêu hủy. Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.

Rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại có chiều hướng gia tăng, mức độ nhẹ đến trung bình.

Hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh, chết chậm hại tăng nhẹ.

Cà phê: Bệnh khô cành tăng nhẹ về diện tích nhiễm bệnh.

Thanh long: Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu giảm nhẹ.

Mía: Bệnh trắng lá có xu hướng giảm nhẹ

Nhãn: Chổi rồng nhãn giảm nhẹ về diện tích nhiễm và mức độ hại.

CỤC BVTV

KHUYẾN CÁO

Trên lúa: Ảnh hưởng của thời tiết sáng lạnh có sương mù là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển mạnh, khi xuất hiện bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông phun thuốc Beam 75WP đặc trị. Nếu xuất hiện bệnh bạc lá do vi khuẩn có thể kết hợp với thuốc trừ khuẩn Bonny 4SL (hoặc bộ HAI-BB). Để phòng trừ các nấm bệnh gây lem lép hạt có thể phối hợp Aviso 350SC giai đoạn trước trổ và sau trổ đều (hoặc bộ HAI-BBA). Đối với bệnh khô vằn (đốm vằn) có thể dùng Pulsor 23F (0,22 - 0,33 lít/ha) phun khi bệnh chớm xuất hiện.

Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ phun Altach 5EC hoặc Wellof 330EC. Khi xuất hiện rầy nâu ở mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12kg/ha). Phòng trừ ốc bươu vàng bằng cách rải thuốc ốc Honeycin 6GR(5kg/ha).

Rau màu: Trừ sâu tơ, sâu xanh bằng Atabron 5EC (1 lít/ha).

Thanh long: Phun phòng định kỳ bộ ba trừ đốm nâu của Cty CP Nông dược HAI để phòng trừ nấm bệnh tấn công cành và trái.

Hồ tiêu: Phòng bệnh chết nhanh, chết chậm bằng nhóm sản phẩm Manozeb 80WP + Bonny 4SL trong mùa mưa và kết hợp rải Wellof 3GR (20 - 25gr/gốc) trừ rệp sáp gốc và rễ.

Cà phê: Bệnh khô cành, khô quả phun Carbenda Supper 50SC hoặc Manozeb 80WP; Nấm hồng phun Vali 5SL; Rệp sáp, rệp vảy xanh phun Nurelle D 25/2.5EC.

H.A.I

 

 

 

 

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất