| Hotline: 0983.970.780

Những điều 'bất nhất' vụ đại tá về hưu mất nơi thờ tự

Thứ Sáu 27/10/2017 , 07:41 (GMT+7)

Việc ông Tuấn cho rằng đất ông Bình đang sử dụng là do ông cho mượn và được tòa hai cấp chấp nhận là điều hết sức vô lý. Bởi ông Tuấn nói cho ông Bình mượn vào năm 1990, nhưng trên thực tế, ông Bình đã cất nhà ở ổn định từ năm 1988.

09-02-56_1
Trong khi ông Bình đang khiếu nại, thì Chi cục Thi hành án dân sự TP. Cà Mau ra quyết định cưỡng chế “lạ đời”

Báo NNVN từng có bài viết, phản ánh việc đại tá Trần Việt Bình, nguyên Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Minh Hải (nay là Công an tỉnh Cà Mau) bỗng dưng bị ông Nguyễn Thanh Tuấn kiện ra tòa đòi lại 300m2 đất mà gia đình ông sinh sống, ăn ở ổn định hơn 30 năm qua, thuộc đường Trần Văn Bỉnh, khóm 7, phường 5, TP Cà Mau.

Để rộng đường dư luận, PV có cuộc trao đổi với LS Lê Thanh Thuận, Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau về hai bản án ngày 12/2/2014, của TAND TP Cà Mau (bản án số 14/2014/DS-ST), và bản án phúc thẩm ngày 23/6/2015 (số 134/2015/DS-PT của TAND tỉnh Cà Mau).

Vụ việc được tóm tắt như sau: ông Trần Việt Bình vào năm 1986 gửi đơn đến Sở Xây dựng tỉnh Minh Hải cũ xin được cấp đất ở. Đến năm 1987, ông được Công ty Phát triển nhà Minh Hải cấp 1.000 m2 đất tại lô 17B, đường Lộ Mới, khu Trần Ngọc Hy (nay là đường Trần Văn Bỉnh, khóm 7, phường 5, TP Cà Mau).

Sau khi được cấp đất, năm 1988, ông Bình thuê ông Bắc, ông Buôl cùng hai người khác san lấp mặt bằng đấp đền nhà, và cất nhà ở bằng gỗ vào cuối năm. Vào năm 1991, theo yêu cầu quy hoạch xây dựng của tỉnh, diện tích đất ông được cấp trước đó là 1.000 m2, giảm xuống còn 300 m2, phần còn lại giao cho Công ty Phát triển nhà Minh Hải quản lý. Vào năm 2013, ông Nguyễn Thanh Tuấn kiện ông Bình ra tòa đòi lại phần đất 300 m2 mà ông Bình đang ở, và được hai cấp tòa tuyên thắng kiện.

Theo LS Thuận, không có cơ sở xác định đất nhà nước cấp cho ông Tuấn là trùng với vị trí đất ông Bình đang quản lý, sử dụng. Bởi tại thời điểm này việc quản lý đất đai không chặt chẽ, hồ sơ bị thất lạc, số thửa trùng lắp nhau.

Cụ thể như vị trí đất của ông Bình có cả các thửa 17, 17A (có văn bản xác định là 17B)… Từ năm 1993 trở đi việc quản lý đất mới đi dần vào nề nếp. Như vậy tại báo cáo số 836/BC – SXD ngày 26/6/2014 của Sở Xây dựng cho rằng: Năm 1989 có cấp đất cho ông Nguyễn Thanh Tuấn lô 17 là không có cơ sở, vì lúc này danh sách cấp đất chưa thực hiện phân lô hoặc phân thửa, từ đó không thể cho rằng, đất cấp cho ông Tuấn tọa lạc tại vị trí đất ông Bình đang quản lý, sử dụng…

Tiếp theo là tòa án hai cấp chưa đánh giá toàn diện các tình tiết khách quan của vụ án. Không xem xét các báo cáo của cơ quan chức năng và lời trình bày của nhân chứng như thông báo số 62/ BC – QLĐT ngày 2/4/2013 của Phòng Quản lý Đô thị TP Cà Mau, kết luận ông Nguyễn Thanh Tuấn, tuy ông đòi lại phần đất trước đây cho ông Bình mượn nhưng không cung cấp được giấy tờ cho mượn, từ trước đến nay không sử dụng phần đất đang đòi, không có đăng ký sổ mục kê, bản đồ địa chính, từ đó yêu cầu đòi đất của ông Tuấn là không có cơ sở để xem xét…

Điều đặc biệt là tòa án không áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết vụ việc, và đánh giá chứng cứ theo cách suy đoán, gây bất lợi cho bị đơn. LS Thuận phân tích, giả sử ông Tuấn có được cấp đất thật sự, nhưng ông không trực tiếp sử dụng là xem như không có nhu cầu sử dụng đất (bản thân có nhà đất tại phường 9, TP Cà Mau), đồng nghĩa với việc chính ông Tuấn đã từ bỏ quyền của mình đối với đất đai.

Tại khoản 5, Điều 14 Luật Đất đai năm 2007 quy định về các trường hợp thu hồi đất như sau: “Người sử dụng đất không sử dụng đất được giao trong thời gian 6 tháng liền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất cho phép”. Hay khoản 3, Điều 26 Luật Đất đai năm 1993 quy định: “Đất không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép…”.

Như vậy, ông Tuấn không có quyền đòi lại đất khi người khác đã sử dụng ổn định, lâu dài. Mặc khác, theo quy định của Luật Đất đai thì việc giao đất phải được thực hiện bằng một quyết định của cơ quan nhà nước có thảm quyền, chứ không phải chỉ lập danh sách như báo cáo số 386/BC – SXD ngày 26/6/2014 của Sở Xây dựng viện dẫn.

Việc ông Tuấn cho rằng đất ông Bình đang sử dụng là do ông cho mượn và được tòa hai cấp chấp nhận là điều hết sức vô lý. Bởi ông Tuấn nói cho ông Bình mượn vào năm 1990, nhưng trên thực tế, ông Bình đã cất nhà ở ổn định từ năm 1988.

Về phần mình, ông Bình đã gửi đơn yêu cầu Chánh án TAND Cấp cao và Viện KSND Cấp cao tại TP. HCM xem xét kháng nghị hủy hai bản án sơ thẩm, và phúc thẩm của TAND TP. Cà Mau, cùng TAND tỉnh Cà Mau.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.