| Hotline: 0983.970.780

Những "độc chiêu" xứ Quảng

Thứ Tư 09/07/2014 , 08:20 (GMT+7)

Để giảm nhẹ thiên tai, nhất là đối với bão và lũ, tỉnh Quảng Nam có những sáng kiến giảm được thiệt hại về người và của. 

Chính quyền mạnh tay di dời sơ tán dân, còn người dân đào hầm, xây nhà tắm kiên cố trú tránh bão và xây gác lửng tránh lũ.

MẠNH TAY ĐƯA DÂN ĐI

Hàng năm tỉnh Quảng Nam hứng chịu nhiều đợt thiên tai càn quét, trong đó bão và lũ là chủ yếu. Có những cơn bão kèm theo gió mạnh, mưa lớn gây thiệt hại lớn về người và của. Mỗi trận “cuồng phong” đi qua, tỉnh Quảng Nam đúc rút kinh nghiệm làm bài học áp dụng cho năm sau. Do đó, càng về sau, công tác phòng chống thiên tai đã giảm được thiệt hại đáng kể. 

Ông Nguyễn Hoài Phương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Nam, Phó Văn phòng Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Quảng Nam cho biết số người chết do bão cực kỳ thấp.

13-47-06_nh-4
Người dân di dời đến những nơi kiên cố trú tránh bão lũ

Để làm được điều đó thì mỗi khi có bão lũ, công tác di dời được đặt lên hàng đầu. Đích thân lãnh đạo tỉnh chỉ đạo đến tận người dân khẩn trương thực hiện, như những cơn bão gần đây, tỉnh Quảng Nam ấn định thời gian cho từng vùng, từng địa phương.

Trước tiên chằng chống nhà cửa, sau đó di dời 100% người dân lên nơi trú tránh an toàn trước khi bão đổ bộ vào. “Công việc này giao cho từng ngành, từng địa phương, từng cán bộ phụ trách. Nếu ai không hoàn thành hoặc để ra sơ sẩy sẽ chịu trách nhiệm”, ông Phương cho hay.

Như cơn bão số 11 xảy ra tối 14 rạng sáng 15/10/2013 để lại hậu quả nặng nề, đã làm chết 6 người; 21.206 nhà tốc mái, trong đó 5.502 nhà tốc mái hoàn toàn; 290 nhà bị sập hoàn toàn… Nếu không làm tốt công tác sơ tán dân, chằng chống nhà cửa thì số lượng người tử vong chưa dừng lại con số này.

Khi nhận được thông báo bão số 11, Trưởng ban PCLB chỉ đạo các địa phương phải nhanh chóng thực hiện, ấn định thời gian trước 19 giờ ngày 14/10/2013 phải di dời 7.311 hộ với 21.758 người dân tại các vùng xung yếu đến các nơi trú tránh bão kiên cố hoặc xen ghép trong khu vực.

“Nếu không làm công tác di dời thì thiệt hại về người sẽ còn rất lớn, bởi số người chết, bị thương do sập nhà rất nhiều. Nhưng Quảng Nam đã cương quyết đưa người dân đến nhưng nơi an toàn nên đã giảm được thiệt hại.

Nơi nào người dân không chịu đi sẽ cho lực lượng xã xuống khống chế đi bằng được. Trong cơn bão số 11 số người chết do nước cuốn trôi là chính, bởi người dân chủ quan, còn sập nhà do bão gây ra là không có”, ông Phương chia sẻ.

ĐÀO HẦM TRÁNH BÃO

Để phòng tránh có hiệu quả, mỗi khi nghe dự báo những cơn bão giật trên cấp 10 người dân tỉnh Quảng Nam hối hả đào hầm tránh bão. Đây là kinh nghiệm được người dân đúc rút ra và thực hiện.

13-47-06_nh-3
Người dân tại nơi trú tránh an toàn

Ông Trương Thông ở thôn Bình Triều, xã Duy Nghĩa, Duy Xuyên cho biết: Sau cơn bão số 9 năm 2009, bà con mới bắt đầu có sáng kiến làm hầm tránh bão. Trong cơn bão này, bà con đào hầm rồi úp thuyền thúng lên, hiệu quả là tránh bão rất tốt.

Do đó, cứ khi bão đến, chúng tôi chằng chống nhà cửa xong thì mỗi gia đình đào một căn hầm trú bão. Bão chưa đổ bộ thì đã ở trong nhà, khi bão đến thì tất cả mọi người trong gia đình chui xuống hầm.

Căn hầm được đào sâu 1,5 m, chiều dài, chiều rộng chừng 2 m. Khác với trước đây úp thuyền thúng lên thì nay người dân bắc thân cây lên, tiếp đến là bạt hoặc tôn và lấp đất, cát lại. Như cơn bão số 11 tháng 10/2013 gia đình ông Thông có 5 người thì đều trú trong hầm và ai nấy đều an toàn.

Ngoài việc đào hầm trú bão, mới đây rất nhiều người dân Quảng Nam đã “thiết kế” ra nhiều công trình tránh bão rất đặc biệt.

Mặc dù nhà ở bé nhỏ, tuềnh toàng nhưng nhà tắm đổ bêtông chắc chắn. Ông Nguyễn Văn Sơn ở xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn đầu tư 10 triệu đồng xây dựng một nhà tắm rộng chừng 5 m2. Từ chân móng đến trần đều được đổ bê tông sắt thép. Ngày thường thì tắm rửa, bão đến là nơi trú ẩn.

“Khi bão đến mình kê một lớp ván rồi trải chiếu nằm ngủ chờ bão qua. Năm 2013 có đến 2 cơn bão gió giật trên cấp 10 nhưng không làm được gì cái nhà tắm này, mọi người trong gia đình bình an vô sự. Còn ngôi nhà thì bị tốc mái, ngói rơi đầy nền, nếu không trú trong nhà nhà tắm chắc dễ “ăn” ngói vỡ đầu”, ông Sơn tự tin.

GÁC LỬNG TRÁNH LŨ

Huyện Đại Lộc và huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam được xem là vùng rốn lũ, mỗi năm người dân phải hứng chịu vài trận lũ và hậu quả rất nặng nề. Do sống chung với lũ nên người dân đã sáng kiến ra một số phương pháp phòng tránh lũ hiệu quả.

13-47-06_nh-2
Lũ lụt ập đến, người dân Đại Lộc đưa tài sản lên gác lửng

Hàng năm cứ vào tầm tháng 7, UBND tỉnh Quảng Nam lại kiện toàn Ban Chỉ huy PCLB và TKCN. Mỗi khi bão lũ xảy ra cả thì hệ thống chính trị vào cuộc, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, từng người để triển khai.
Ngoài công việc trước và trong bão lũ thì công việc sau bão lũ được Quảng Nam đặt lên hàng đầu. Trước mùa mưa bão, UBND tỉnh giao cho ngành Công thương cất trữ lương thực để hỗ trợ kịp thời cho người dân bị thiệt hại nặng nề, không để người dân chịu đói. Ngành Y tế chuẩn bị thuốc men, hóa chất xử lý; ngành Nông nghiệp chủ động giống cây trồng hỗ trợ bà con SX…

Đến hộ dân nào ở hai huyện này đều bắt gặp những ngôi nhà có kiểu thiết kế khác lạ, trăm nhà như một cùng xây gác lửng. Tùy theo cách bố trí của chủ nhà, người làm gác lửng phòng khách, người làm ở phòng ngủ… Và cứ mỗi đợt lũ về thì bao nhiêu tài sản và người, thậm chí cả vật nuôi đều ở trên này.

Ông Lê Văn Trung ở thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc cho hay: Trước đây chúng tôi làm nhà bằng gỗ, tre, nay chuyển sang nhà xây thì gác lửng không thể thiếu. Mỗi khi xây dựng nhà, chúng tôi sẽ dựa vào mốc lũ lịch sử và xây cao hơn để tránh nước ngập.

“Lũ về thì bốn bề là biển nước, do đó không biết để tài sản ở đâu hết, việc xây gác lửng tránh lũ thuận tiện nhất. Ngoài việc tránh lũ, gác lửng có nhiều công năng lắm, có thể làm phòng ngủ, để tài sản… Do vậy, gia đình nào khi làm nhà cũng xây gác lửng”, ông Trung cho biết.

Ở Quảng Nam mưa lũ do thiên tai gây ra đã đành, những năm gần đây lại hướng chịu lũ do nhân tai, bởi trên địa bàn có đến hàng chục nhà máy thủy điện lớn nhỏ. Mỗi trận lũ, thủy điện xả nước đã góp phần gây ra lũ lớn, mức độ tàn phá lớn.

Như trận lũ tháng 10/2009 các nhà máy thủy điện cùng xả lũ đã nhấn chìm nhiều làng mạc và cướp đi nhiều tài sản của người dân.

Để đối phó thực trạng trên, tỉnh Quảng Nam cùng các nhà máy thủy điện đóng trên địa bàn đã có những biện pháp đối phó như xây dựng biển cảnh báo lũ, loa phóng thanh để thủy điện thông báo trước khi xả lũ. Ngoài ra, nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà tránh lũ, tuy nhiên đó là việc để người dân phòng tránh chứ không thể thoát khỏi lũ, lụt.

“Trước đây chưa có thủy điện nước lên chậm, rút nhanh giờ thủy điện xả nước lũ lên nhanh lắm. Có những đợt lũ bà con không kịp đưa tài sản lên cao nên bị ngập nước. Ngoài ra, nước rút rất chậm nên cấy cối, hoa màu bị ngâm trong nước thời gian dài dẫn đến hư hỏng nặng.

Để giảm thiệt hại cho người dân vùng hạ du thì các nhà máy thủy điện cần sớm điều chỉnh quy trình xả lũ, nếu không thay đổi thì người dân có xây gác lửng, nhà tránh lũ… cũng khó tránh khỏi những thiệt hại lớn”, ông Trung đề nghị.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm