| Hotline: 0983.970.780

Những dòng sông băng trơ đáy trên đỉnh Alps

Thứ Hai 19/08/2019 , 13:27 (GMT+7)

Những người leo núi trên đỉnh Alps ở Pháp đang phải đối mặt với sự thật khó tin là các dòng sông băng dần biến mất và đá núi ngày càng dễ sạt lở, sụp đổ.

Người leo núi bên sông băng Mer de Glace đã cạn trơ đáy. Điều này không chi gây ảnh hưởng đến cảnh quan mà còn khiến cho những vách đá 2 bên dễ xảy ra sạt lở.
Những dòng sông băng nổi tiếng một thời nay chỉ còn toàn đá xám xịt, hậu quả của tình trạng nóng lên toàn cầu.
Người đàn ông đi dọc sông băng cạn trơ đáy để đến vùng đỉnh Refuge du Couvercle trên dãy Alps, Pháp. Việc băng tan khiến nhiều đỉnh núi trở nên dễ tổn thương hơn, hay xảy ra tình trạng sạt lở.
Các tảng đá và mảnh vụn nằm rải rác dưới đáy sông băng.
Tấm biển đánh dấu mực nước của sông băng Mer de Glace vào năm 1990, đến nay thì chẳng còn giọt nước nào ở đây nữa.
Trước đây, lớp băng của Mer de Glace tồn tại quanh năm và phần nào trở thành chất keo liên kết các ngọn núi với nhau nhưng bây giờ chỉ còn là những vũng nước nhỏ như thế này.
Theo một cuốn sách được xuất bản vào năm 1973, trên dãy Alps có 100 dòng sông băng tuyệt đẹp, nhưng đến tháng 6 năm nay,có 26 dòng đã bị ảnh hưởng bởi nóng lên toàn cầu và có 3 dòng đã biến mất hoàn toàn.
Phần còn lại của chiếc hộp đựng thịt bò trên sông băng Mer de Glace sau khi tuyết tan.
Những gì còn lại dưới đáy sông băng Mer de Glace.
Những tấm bạt lớn đang được sử dụng để làm chậm quá trình tan chảy của các dòng sông băng.
Một trong những hang động băng nổi tiếng nằm trên hệ thống sông băng Mer de Glace.
Hướng dẫn viên leo núi địa phương ngao ngán nhìn dòng Mer de Glace đã bị tan chảy, anh cho rằng công việc của mình có thể bị ảnh hưởng rất nhiều do sông băng tan, núi sạt lở và không còn ai đến đây để leo núi nữa.

theo Guardian

Xem thêm
Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt. Sụt lún nhà kho tại công ty lương thực, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. ĐBSCL có thể đã qua đỉnh điểm hạn mặn.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Nuôi cua trong hộp nhựa: Thời gian nuôi ngắn, giá bán cao

TRÀ VINH Anh Trần Minh Nhật ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nuôi cua trong hộp nhựa sau một tháng có thể xuất bán với giá từ 500.000 đến 650.000 đồng/kg.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm