| Hotline: 0983.970.780

Những hệ lụy trên dòng Mekong

Thứ Tư 02/03/2011 , 10:16 (GMT+7)

Thông tin sẽ xuất hiện 12 đập thủy điện lần lượt từ thượng nguồn tới vùng trung lưu chặn dòng Mekong đang khiến cho dư luận thực sự lo ngại...

Thông tin sẽ xuất hiện 12 đập thủy điện lần lượt từ thượng nguồn tới vùng trung lưu chặn dòng Mekong đang khiến cho dư luận thực sự lo ngại bởi những hệ lụy kéo theo của biến đổi dòng chảy. Một viễn cảnh tiêu cực đã được các đại biểu và các nhà khoa học tham dự diễn đàn “Biến đổi khí hậu tại ĐBSCL – các thiệt hại liên quan sông Mekong năm 2010” được tổ chức mới đây tại Cần Thơ phác thảo.

Những biến đổi thực tại

TS Lê Anh Tuấn, Viện nghiên cứu BĐKH, Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng lũ lụt và xâm nhập mặn (XNM) là hai mặt của vấn đề nước của sông Mekong tác động lên ĐBSCL. Những năm qua, nguồn nước từ thượng nguồn Mekong trong mùa mưa lũ chảy vào ĐBSCL đang có xu thế giảm dần. Mức nước lũ 2010 giảm 2,4m so năm 2000. Mực nước lũ năm 2010 tại Châu Đốc giảm thấp nhất trong vòng 85 năm qua. Sang tới mùa khô, nhiệt độ cao, dòng chảy trên sông Mekong giảm mạnh và mặn xâm nhập vào đất liền. Điển hình như vào tháng 4/2020, ranh mặn 1g/l đã ghi nhận được tại Cần Thơ. Lưỡi mặn 1g/l từ biển đi sâu vào đất liền khoảng 70km.

 Lũ kém, khối lượng nước giảm sút, dòng chảy kém, chất lượng nước xấu đi, phù sa ít dần, nước ô nhiễm là thực tế đang hiển hiện tại ĐBSCL. Hệ lụy của nó đối với đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân trên địa bàn là không hề nhỏ. Đơn cử như tại Đồng Tháp, Sở NN-PTNT tỉnh này cho biết, do nước lũ thấp nên sản xuất nông nghiệp năm 2010 đã chịu nhiều tác động như: cỏ dại và lúa chét phát triển mạnh. Nông dân  tốn thêm tiền công làm cỏ và vệ sinh đồng ruộng chừng 300.000đ/ha. Thiếu nước nên chi phí làm đất tăng gấp 2-3 lần so với năm có lũ lớn, ước tính 1 triệu đồng/ha; thiếu phù sa khiến nông dân phải bón phân hóa học nhiều hơn. Chi phí vụ lúa ĐX tăng thêm 1,3 triệu đồng so với năm có lũ lớn. Trong năm 2010 lũ về muộn nhưng cuối năm nước lại đột ngột tăng lên làm ngập úng 16.126ha, trong đó sạ lại 1.724ha, sạ dặm 5.176ha và một số nơi phải sạ lại lần 2. Về thủy sản, lũ thấp làm nguồn cá tạp giảm, ngư dân gặp khó khăn. Người nuôi cá phải tốn thêm chi phí bơm nước vào ao nuôi thêm khoảng 1%. Nước lũ không tràn đồng làm cho môi trường nuôi tôm, cá bị ô nhiễm, dịch bệnh dễ phát sinh.

Sang mùa khô, tình trạng mặn từ phía các tỉnh ven biển năm nào cũng báo động, sớm nhất là các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Bến Tre là một tỉnh “cù lao” cuối nguồn sông Cửu Long với bốn phía bao bọc bởi bốn con sông lớn (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên) và biển Đông. Từ mấy năm qua, Sở NN-PTNT tỉnh này đã liên tục lên tiếng vì tình hình XNM theo dòng triều từ các con sông chính. Dòng chảy trên sông Tiền sụt giảm, gió chướng mạnh kết hợp triều cường làm cho XNM ngày càng nhiều. Từ năm 2000 đến nay XNM tần suất mỗi ngày một dày hơn, có năm mặn đi sâu, vượt qua TP Bến Tre độ mặn tới 4%o, và những năm gần đây độ mặn 1% hầu như phủ đều trên toàn bộ diện tích tỉnh Bến Tre.

Hệ lụy của xây đập sẽ ra sao?

+ Theo khuyến cáo chung của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thủy điện là tất cả các đập trên dòng chính sông Mekong cần phải được hoãn lại 10 năm để nghiên cứu thêm do có quá nhiều điều chưa chắc chắn, còn thiếu thông tin và sự rủi ro là quá lớn…

+ TS Lê Anh Tuấn, Viện nghiên cứu BĐKH, trường ĐH Cần Thơ:

“Theo số liệu khảo sát đánh giá lượng nước thuộc địa phận Trung Quốc đóng góp chiếm 16% sông Mekong là không sai, nhưng đó là lượng nước trung bình hàng năm. Riêng mùa khô, lượng nước trên thượng nguồn thuộc địa phận Trung Quốc (do băng tan trên các đỉnh núi) chiếm tới 40%. Trong khi mùa này vùng hạ lưu và ĐBSCL đang cần nước. Trở lại vấn đề mua điện, nếu chúng ta không mua điện người bán điện sẽ bán cho ai ? Nghĩa là chúng ta không phải lúc nào cũng bất lợi và thụ động?”

Mekong là một trong các con sông lớn trên thế giới. Dòng chảy trên sông là một phần quan trọng của hệ sinh thái, canh tác, năng lượng và sinh kế cho trên 90 triệu người trong lưu vực. Trong đó, phía hạ lưu cuối nguồn là vùng ĐBSCL từ lâu được hình thành bồi đắp từ dòng sông mẹ Mekong. Vùng này sẽ chịu tác động ra sao khi các đập thủy điện xây dựng lên ?

Ths Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập – trưởng nhóm tư vấn quốc gia trong nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược các đập thủy điện dòng chính Mekong, đánh giá, các đập thủy điện trên dòng chính Mekong gần như chẳng mang lại lợi ích gì đáng kể cho Việt Nam. Bởi về điện, 90% điện của 12 con đập này được thiết kế để bán sang Thái Lan và Việt Nam (dự kiến đến năm 2025, điện mua được từ các đập này sẽ thỏa mãn khoảng 4,4% nhu cầu điện của Việt Nam), tuy nhiên, do đường truyền tải rất xa, lại qua địa hình hiểm sẽ trở nên rất đắt. Trong khi đó về mặt tổn thất, các đập này hình thành sẽ là là "bức tường" khiến cá không thể di cư sinh sản. Công nghệ “cầu thang cá” của Châu Âu không phù hợp với cá Mekong, vì cá Mekong nhỏ và đa dạng. Đó là chưa kể nghề nuôi thủy sản cũng khó đứng vững.

Bên cạnh đó, hàng loạt những tổn thất khác như phù sa hàng năm từ 160-165 triệu tấn sẽ giảm xuống còn ¼, tương đương 42 triệu tấn/năm. Không có phù sa, sản xuất trồng trọt phải tiêu tốn thêm một lượng phân bón lớn rất lớn. Bên cạnh đó, các đập thủy điện này sẽ cho nước chảy qua trong mùa lũ, vào mùa khô có thể tích nước tới 3 tuần sẽ làm kiệt thêm dòng chảy, mặn xâm nhập sâu hơn, ranh giới mặn sẽ di chuyển nhanh và khó tiên đoán theo sự tích xả nước. Từ đó sẽ làm cho hệ thống canh tác khó thích nghi; nguồn lợi từ thủy sản biển suy kiệt; năng lượng dòng chảy giảm dẫn đến ô nhiễm môi trường nước... Tuy nhiên, tổn thất sẽ chưa dừng lại ở đó mà hệ lụy còn tác động ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khác như: vận tải, du lịch và người nghèo làm nghề cá.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm