| Hotline: 0983.970.780

Những loại cây trồng và nấm lạ được phát hiện năm 2010

Thứ Tư 29/12/2010 , 07:30 (GMT+7)

Năm 2010 được gọi là Năm quốc tế đa dạng sinh học do Liên Hợp Quốc khởi xướng. Mục đích của chương trình là thức tỉnh ý thức bảo tồn thiên nhiên của con người để đa dạng hoá sinh học. Cũng trong chương trình nói trên, năm 2010 con người đã phát hiện ra nhiều loại nấm và cây trồng mới lạ.

1. Cây tầm gửi hoang dã

Đứng đầu danh sách là cây tầm gửi hoang dã được tìm thấy trên đỉnh núi Mount Mabu ở miền Bắc Môdămbích do các chuyên gia ở Phân ban nghiên cứu thực vật Hoàng gia (RBG) của Anh tìm thấy có tên khoa học là Helixanthea Schozocalyx. Đây là phát hiện rất tình cờ của đoàn thám hiểm bướm của RBG, nó khác hoàn toàn với loài tầm gửi nhiệt đới, kể cả những vùng rừng lân cận của Malawi và Taneanic. Thuộc họ Laranthaceae, rất hiếm mà người ta cho rằng việc thụ phấn và nhân giống loài cây này có công của các loài chim, nó ăn hạt và sau đó không tiêu hoá được đã thải ra ngoài và tiếp tục mọc thành cây trên thân một cây khác.

2. Tìm thấy loại lan mới ở Việt Nam

Năm 2010, một chuyên gia về lan của Việt Nam tên là Nguyễn Thiện Tích đã phát hiện thấy loài lan quý hiếm, rất đẹp được đặt tên là Dendrobium daklakense có hoa màu vàng sáng nhạt, được tìm thấy tại khu rừng rất hẻo lánh ở tỉnh Đăk Lăk của Việt Nam. Do không xác định được nên ông Nguyễn Thiện Tích đã gửi ảnh đó cho các chuyên gia RBG để xác minh giúp. Ngay sau khi nhìn thấy bức ảnh, chuyên gia của RBG cho biết đây là loài lan rất mới thuộc họ Dendrobium quý hiếm và đang có nguy cơ bị tiệt chủng cao.

3. Cây khổng lồ MM

MM là từ viết tắt của Magnistipula multinervia được chuyên gia của RBG mô tả là cây lớn nhất chưa được con người biết đến, được phát hiện thấy tại một khu rừng nhiệt đới xanh tốt ở Korup National Park (Cameroon), cao 41 mét với nhiều tán lá. Do quá lớn nên rất ít khi hoa và quả của nó rơi xuống đất nên khó xác nhận được là loại cây gì và đến nay người ta mới chỉ phát hiện ra 4 loại cây khổng lồ giống như loài cây nói trên.

4. Phát hiện ra 14 loài cọ mới tại Madagascar

Đây là loài cọ rất mới được chuyên gia ở RBG phát hiện ra năm 2010, đưa tổng số loài cọ được phát hiện thấy tại quốc gia này lên con số 101 loài, chiếm 54% tổng số loài cọ ở Madagascar. Một số loài rất mới vừa được phát hiện thấy gồm cọ Dypsis Metallica có lá dày màu xanh thép, cọ Dypsis dracacnoides hình giống như con rồng và cọ Dypsis gronophyllum có lá nhàu nát giống như côn trùng ăn dở.

5. Dược thảo "Osigawa"

Đây là loài cây dùng làm thuốc theo cách gọi của ngôn ngữ địa phương vùng Maisai, Đông Phi, tên khoa học là Solanum phoxocarpum, được tìm thấy trên dãy Aberdare của Kenya. Cây bụi hoang, quả nhọn màu hoa cà. Quả và hạt của nó có thể phơi khô, để lâu và có hàm lượng độc tố cao phù hợp cho mục đích bào chế các loại thuốc chữa bệnh.

6. Tìm thấy loài dương xỉ cực dài

Các chuyên gia ở Bộ Môi trường, đảo Ascension Island thuộc Anh ở Nam Thái Bình Dương vừa phát hiện thấy một loại dương xỉ cực dài có lá hình lưỡi dao ở vùng núi Green Moutain nơi thường xuyên có núi lửa hoạt động. Khác với loại dương xỉ nhỏ chuyên sống trên khe núi có kích thước nhỏ, loại dương xỉ khổng lồ này (giống như cây mùi tây) tên khoa học Anogramma ascensionis đã từng được con người tìm thấy năm 1878 nhưng sau đó đã tiệt chủng và đến nay mới lại xuất hiện trở lại. Có lá màu xanh hơi vàng dạng chồi nhú, phát triển tốt mặc dù điều kiện môi trường xung quanh không thuận lợi.

7. Phát hiện loài dứa lạ

Có tên là Alcattarea hatschbachii, hoa rất đẹp thuộc họ Bromeliaceae, lần đầu tiên được con người nhắc đến năm 1975 và năm 2010 vừa qua đã chính thức được phát hiện thấy tại vùng núi Minas Gerais của Brazil. Loài dứa dại có kích thước nhỏ nhưng lại có hoa rất đẹp rất phù hợp cho mục đích trồng làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh.

8. Loài nấm đã tiệt chủng 106 năm

Năm 2010, các chuyên gia ở RBG đã tìm thấy loại nấm hình mặt trăng (tên khoa học là Urocystis primulicola) sống ký gửi trên một cây lớn. Đây là loại nấm hoang dã màu hoa anh đào được tìm thấy tại vùng Northe Penranes thuộc họ nấm Primula farinosa. Việc tìm ra loài nấm nói trên được xem là một trong những phát hiện có tầm quan trọng trong chương trình đa dạng hoá sinh học của Anh trong năm 2010.

9. Phát hiện bộ gen lớn nhất trong hệ thực vật

Các chuyên gia ở Phòng nghiên cứu thí nghiệm thuộc RBG hiện đang hoàn tất dự án để tìm ra cơ chế "nhân quả" đa dạng hoá sinh học và cũng trong dự án này đã phát hiện thấy hệ gen được xem là lớn nhất từ trước tới nay trong loài thực vật, hệ gen của cây lê (Japonica) ở Pari (Pháp) thường mọc ở vùng núi cao ở Pháp và Honshu (Nhật Bản). Hệ gen này gồm 152.23 picogram, lớn gấp 50 lần hệ gen người và nếu trải dài hệ gen này có thể cao hơn cả tháp Big Ben (tháp đồng hồ nổi tiếng ở thủ đô Luân Đôn, Anh).

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.