| Hotline: 0983.970.780

Những loại sâu bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 26/1 - 1/2)

Thứ Hai 26/01/2015 , 06:14 (GMT+7)

Tại các tỉnh phía Bắc, chuột tiếp tục phát sinh gây hại có xu hướng tăng trên diện tích mạ và lúa sạ tại các vùng ven làng, gò bãi, vùng chưa tổ chức phòng trừ.

1. Trên lúa

a) Các tỉnh phía Bắc: Chuột tiếp tục phát sinh gây hại có xu hướng tăng trên diện tích mạ và lúa sạ tại các vùng ven làng, gò bãi, vùng chưa tổ chức phòng trừ. Cần tập trung chăm sóc mạ, lúa mới cấy và phòng chống chuột đầu vụ, theo dõi sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn lá.

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Bệnh đạo ôn lá, sâu năn, sâu cuốn lá nhỏ... rải rác hại cục bộ trên lúa ĐX cực sớm giai đoạn cuối đẻ, đứng cái; chuột, ốc bươu vàng, sâu keo, bọ trĩ, ruồi đục nõn... phát sinh hại chủ yếu lúa ĐX giai đoạn mạ, đẻ nhánh.

c) Các tỉnh Nam bộ

- Rầy nâu trên đồng phổ biến 2-3 tiếp tục phát triển, gây hại chủ yếu trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, đòng trỗ, ở mức nhẹ, trung bình. Khi phát hiện rầy nâu với mật độ cao, cần phun trừ kịp thời bằng các loại thuốc chống lột xác, không phối hợp các loại thuốc phổ rộng tránh nguy cơ bộc phát rầy ở giai đoạn sau và lan truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

- Thời tiết và trà lúa ĐX 2014-2015 đang bước vào giai đoạn xung yếu (giai đoạn đẻ nhánh, đòng trỗ) rất phù hợp cho bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh, phát triển. Do vậy, cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện theo nguyên tắc "4 đúng".

Ngoài các đối tượng nêu trên, cần lưu ý ốc bươu vàng trên lúa ở giai đoạn mạ; sâu cuốn lá nhỏ, chuột, bệnh bạc lá vi khuẩn giai đoạn đẻ nhánh, trỗ chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.

2. Trên cây trồng khác

- Cây vụ đông: Tổ chức diệt trừ chuột. Bệnh đốm lá, rệp, sâu cắn lá, đục thân, bắp, ngô; sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy trên rau tiếp tục phát sinh, gây hại với mức độ nhẹ, trung bình.

- Rau họ hoa thập tự: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn tiếp tục hại; sâu tơ, rệp hại tăng; bệnh đốm vòng hại nhẹ.

- Cà chua, khoai tây: Bệnh mốc sương, bệnh héo xanh, bệnh sương mai, bệnh héo vàng hại tăng.

- Đậu tương: Chuột hại tăng và bệnh sương mai, tiếp tục hại tăng.

- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại; bệnh chổi rồng tiếp tục hại cục bộ sắn giai đoạn củ to, thu hoạch.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại trên cây thanh long có xu hướng giảm về diện tích nhiễm bệnh.

- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại.

CỤC BVTV

KHUYẾN CÁO

Trên lúa:

Thời tiết rất phù hợp cho bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh, phát triển, cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, phát hiện sớm và phòng trị kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện cần phải phun hỗn hợp thuốc đặc trị đạo ôn Beam 75WP và thuốc trừ vi khuẩn sinh học Bonny 4SL với liều phun 25 g Beam 75WP + 60 ml Bonny 4SL trên 1.000 m2.

Cùng giai đoạn nếu có xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ có thể phun thuốc trừ sâu sinh học Mimic 20SC. Liều phun 75 ml thuốc Mimic 20SC trên 1.000 m2. Có thể phối hợp với Altach 5EC để tăng khả năng diệt sâu nhanh hơn, hoặc phun riêng Wellof 330EC với liều 0,8 - 1 lít/ha. Khi rầy nâu xuất hiện với mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 kg/ha).

Trên cây trồng khác:

Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC; nhện đỏ phun Takare 2EC; rầy xanh phun Applaud 10WP.

Cây tiêu: Bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP, Bony 4SL; rệp sáp rễ rải Wellof 3GR (20 - 25 g/gốc).

Cây thanh long: Đốm nâu (đốm trắng hay tắc kè) phun bộ ba đốm nâu của Cty CP Nông dược HAI.

Cây nhãn, vải: Nhện lông nhung phun Takare 2EC.

H.A.I

 

Xem thêm
Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất