| Hotline: 0983.970.780

Những loại sâu bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 6-12/4)

Thứ Hai 06/04/2015 , 09:52 (GMT+7)

Tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ lứa sâu non ra cuối tháng 3, đầu tháng 4 gây hại trên lúa ĐX trà muộn đòng trỗ.

1. Trên lúa

a) Các tỉnh phía Bắc

- Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh hại lá: Trên trà lúa sau làm đòng, bệnh có xu giảm mạnh, nhưng tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa muộn giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái tại các tỉnh Bắc bộ, đặc biệt trên các giống nhiễm. Cần phát hiện bệnh sớm, phòng trừ kịp thời khi bệnh mới xuất hiện.

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Có nguy cơ phát sinh, gây hại trên trà lúa sớm giai đoạn trỗ bông. Đặc biệt trên những ruộng gieo cấy các giống nhiễm, vùng đã bị đạo ôn lá. Cần phun phòng tại những vùng có nguy cơ khi lúa thấp tho trỗ và sau trỗ.

- Chuột: Tiếp tục phát sinh gây hại gia tăng trên lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng, đòng trỗ.

- Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh gây hại tăng về diện tích và mức độ hại trên các trà lúa giai đoạn đứng cái - làm đòng tại các tỉnh trong vùng.

- Ngoài ra, cần tập trung theo dõi và phòng chống sâu cuốn lá nhỏ tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, rầy các loại trên trà lúa sau đòng, nhất là các tỉnh Bắc Trung bộ.

b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ lứa sâu non ra cuối tháng 3, đầu tháng 4 gây hại trên lúa ĐX trà muộn đòng trỗ.

- Cần chú ý bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa giai đoạn đòng - trỗ - ngậm sữa tại khu vực đã nhiễm bệnh đạo ôn lá từ vụ trước ở tỉnh các tỉnh duyên hải; bệnh khô vằn, lem thối hạt, sâu đục thân, đốm nâu, sâu năn phát sinh, gây hại cục bộ.

- Chuột: Tiếp tục gây hại có xu hướng tăng trên lúa trà muộn giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng, hại nặng cục bộ tại các vùng ven làng, gò bãi, vùng chưa tổ chức phòng trừ tốt.

c) Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu tuổi 3 - 5 tiếp tục phát triển, xuất hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, một số diện tích có thể có mật độ cao. Cần thăm đồng thường xuyên và có biện pháp quản lý thích hợp. Không nên phun thuốc trừ sâu phổ rộng cho lúa dưới 40 ngày sau sạ, nhằm bảo vệ thiên địch, hạn chế bộc phát dịch hại.

- Bệnh đạo ôn lá xuất hiện và gây hại nhẹ ở giai đoạn đẻ nhánh và bệnh đạo ôn cổ bông ở giai đoạn đòng trổ trên lúa HT sớm 2015; có thể phòng trị bệnh bằng cách xử lý các loại thuốc đặc trị bệnh đạo ôn cổ bông khi lúa trỗ rải rác và sau khi trỗ đều.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến các đối tượng như cỏ dại nhất là lúa cỏ, bọ trĩ chú ý trên những ruộng khô thiếu nước; sâu năn, rầy phấn trắng, bệnh bạc lá ở giai đoạn đẻ nhánh - đòng trổ. Những khu vực chuẩn bị gieo sạ nên gieo mật độ vừa phải, tránh bón thừa đạm, tăng cường lân và kali ngay từ đầu vụ nhằm hạn chế ngộ độc phèn.

2. Trên cây trồng khác

- Hiện tượng lùn ngô: Cần rà soát toàn bộ diện tích ngô của địa phương, tiến hành nhổ bỏ, tiêu hủy đối với những diện tích có cây bị bệnh.

- Rau họ hoa thập tự: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn tiếp tục hại; sâu tơ, rệp hại tăng; bệnh đốm vòng hại nhẹ.

- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại; Bệnh chổi rồng tiếp tục hại cục bộ sắn giai đoạn củ to - thu hoạch.

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.

- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại trên cây thanh long có xu hướng giảm về diện tích nhiễm bệnh.

- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.

 CỤC BVTV

KHUYẾN CÁO

Trên lúa

Thời tiết đang thuận lợi cho bệnh đạo ôn lây lan và phát triển, cần phun trị khi bệnh đạo ôn lá chớm xuất hiện bằng Beam 75WP. Phun ngừa đạo ôn cổ bông bằng Beam 75WP và có thể kết hợp với thuốc bệnh lem lét hạt bằng Aviso 350SC và thuốc trị khuẩn bằng Bonny 4SL giai đoạn trước trổ 3 - 5 ngày và giai đoạn sau khi trổ đều.

Khi rầy nâu xuất hiện với mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 kg/ha).

Sâu cuốn lá nhỏ phun Mimic 20SC (giai đoạn đẻ nhánh); Wellof 330EC bướm rộ 5 - 7 ngày.

Trên cây trồng khác

Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC; Nhện đỏ phun Takare 2EC; Rầy xanh phun Applaud 10WP.

Cây tiêu: Bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP, Bony 4SL; Rệp sáp rễ rải Wellof 3GR (20 - 25 gr/gốc).

Cây thanh long: Đốm nâu (đốm trắng hay tắc kè) phun bộ ba đốm nâu của Cty CP Nông dược HAI.

Cây nhãn, vải: Nhện lông nhung phun Takare 2EC.

Cây ngô (bắp): Xử lý hạt giống và phun trên cây con bằng phân bón lá Foliar Blend để tăng cường khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.

H.A.I

 

Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.