| Hotline: 0983.970.780

Những lợi ích thiết thực từ Dự án LCASP

Thứ Hai 14/10/2019 , 11:33 (GMT+7)

Trong những năm gần đây, ngành chăn của tỉnh Nam Định phát triển tương đối khá, góp phần tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên, việc phát triển mạnh chăn nuôi khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Do đó, việc xử lý chất thải chăn nuôi là một trong những vấn đề được tỉnh Nam Định quan tâm.

Hàng năm, tổng đàn lợn của tỉnh này luôn ổn định từ 750 - 800 nghìn con; trâu bò trên 37 nghìn con và gia cầm khoảng 8 triệu con. Với tổng đàn gia súc, gia cầm như hiện nay, mỗi năm có trên 1,5 triệu tấn chất thải chăn nuôi thải ra môi trường.

Trong đó, chất thải rắn và chất thải lỏng xả thẳng ra môi trường hoặc tái sử dụng không qua xử lý ở một số trang gia trại, chăn nuôi nông hộ vẫn tiếp tục tái diễn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trước tình hình trên, Sở NN-PTNT Nam Định và Dự án LCASP đã thực hiện một số giải pháp xử lý chất thải tại các trang trại, gia trại,… chăn nuôi như sử dụng hầm biogas; mô hình máy phát điện sinh học + máy ép phân; mô hình nuôi giun quế bằng phân lợn, mô hình bể lắng 4 ngăn trước hầm biogas + nhà ủ phân...

Bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định chia sẻ, bước đầu, các giải pháp đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Ngoài việc giúp chủ chăn nuôi xử lý tốt chất thải, còn tăng thêm hiệu quả kinh tế, có thêm thu nhập từ việc bán phân hữu cơ...

Ba giải pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi đang được sử dụng rộng rãi tại Nam Định.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

'Bệnh kép' hại ớt

HẢI DƯƠNG Gọi là 'bệnh kép' bởi hơn tháng nay, một số ruộng ớt của nông dân huyện Nam Sách cùng lúc bị 2 loại bệnh gây hại với triệu chứng rất đặc trưng.

Bình luận mới nhất