Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi lợn, sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn và cách chăm sóc lợn con lúc cai sữa gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa non nớt của vật nuôi. Điều này dẫn đến hệ thống miễn dịch và hệ vi sinh vật bị rối loạn, đồng thời tăng khả năng mắc bệnh.
Lý do là lợn con đã phải chịu căng thẳng từ khi mới sinh, thời điểm được ví là đầy rủi ro, vì gặp phải một số trở ngại có thể phát sinh bệnh đối với hệ thống miễn dịch còn non nớt, trong khi chúng cần tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả để duy trì tốc độ tăng trưởng.
Chính vì vậy việc bảo vệ tốt hoạt động của tế bào biểu mô ruột có tầm quan trọng hàng đầu vì cơ quan này chịu trách nhiệm hấp thụ nước, chất điện giải và chất dinh dưỡng.
Ngoài ra người chăn nuôi đừng quên rằng, hệ vi sinh vật có lợi phải tự thiết lập càng sớm càng tốt để đảm bảo đường ruột hoạt động trơn tru. Một khi lợn con có thể vượt qua những trở ngại này, giai đoạn được coi là tác nhân gây căng thẳng lớn thì đến giai đoạn cai sữa sẽ không còn là thách thức.
Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng đột ngột khi cai sữa tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa non nớt của heo con. Đường tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong hệ vi sinh vật, tổn thương cơ học và viêm do phản ứng với những căng thẳng (thay đổi môi trường mới, chế độ dinh dưỡng, di chuyển) của quá trình cai sữa. Các tác động này có thể trở nên trầm trọng hơn do hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành, chưa thể phản ứng tốt để đối phó với các tác nhân gây bệnh, dẫn đến bệnh tật. Hậu quả là việc suy giảm chức năng miễn dịch và đường ruột, dẫn đến tiêu chảy và thậm chí tử vong, điều này cần phải tránh.
Hãy bắt đầu từ con nái
Không có gì ngạc nhiên khi một con lợn nái khỏe mạnh thường ra những con lợn con khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, heo con được sinh ra với hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, thiếu các kháng thể miễn dịch tự bảo vệ nên loại protein này của lợn mẹ cần được cung cấp qua sữa non, được sản xuất trong 24 giờ đầu sau khi đẻ và thông qua việc bú sữa của heo con.
Hàng rào đường ruột của lợn con có khả năng thẩm thấu các chất miễn dịch bảo vệ đó trong 24-36 giờ đầu tiên của cuộc đời, cho phép kháng thể miễn dịch đi vào máu để bảo vệ niêm mạc ruột của lợn con. Rõ ràng là sữa non và chất lượng sữa rất quan trọng đối với sự sống còn của lợn con. Bằng cách cải thiện tình trạng miễn dịch của lợn nái, chất lượng của sữa non được nâng cao, vì việc chuyển các tế bào miễn dịch sản xuất kháng thể từ hệ tuần hoàn máu vào sữa là phổ biến ở lợn nái.
Tiếp đến cần áp dụng chương trình tiêm chủng chống lại các loại bệnh phổ biến trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Hệ thống miễn dịch của lợn nái có thể được tối ưu hóa bằng cách sử dụng thông qua các giải pháp thức ăn chăn nuôi. Tác dụng có lợi của beta-glucans trong khẩu phần ăn của lợn nái đã được biết đến từ lâu. Nhưng gần đây, một nguồn beta-glucans mới, hiệu quả đã được phát hiện từ một loại tảo, được gọi là Euglena gracilis, cung cấp beta- (1,3) -glucan tuyến tính, đã cho thấy cải thiện chất lượng sữa non ở heo nái.
Một con lợn nái khỏe mạnh với hệ vi sinh vật cân bằng có thể cung cấp một lượng lớn hệ vi sinh vật tích cực cho lứa con của nó. Do vậy chìa khóa chính là việc quản lý hệ vi khuẩn đường ruột của lợn nái để thiết lập và duy trì một hệ vi sinh vật tích cực càng sớm càng tốt trong thời kỳ nuôi heo con...
Những việc cần làm cho heo con sau cai sữa
Thực tế chăn nuôi cho thấy, đàn lợn con giai đoạn cai sữa rất dễ bị rối loạn chức năng đường ruột và miễn dịch có thể dẫn đến sức khỏe và năng suất giảm sút, làm tăng lượng tiêu thụ kháng sinh.
Việc xác định nguyên nhân và phương pháp tiếp cận mục tiêu (dinh dưỡng) là rất quan trọng để việc chăn nuôi lợn khỏe mạnh. Một lợi thế lớn của việc cai sữa: heo con được ăn thức ăn dang viên đặc, được bổ sung các thành phần cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên tính toàn vẹn của đường ruột có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi cai sữa, vì vậy việc bổ sung các thành phần hỗ trợ niêm mạc ruột như axit butyric cần được xem xét. Một khi protein không được tiêu hóa trong ruột có thể dẫn đến sự phát triển của vi sinh vật và sau đó dẫn đến tiêu chảy…
Để có đàn heo con khỏe mạnh, một khởi đầu tốt thực sự là “một nửa của cuộc chiến”, bắt đầu với việc quản lý heo nái đúng cách và tiến hành chiến lược hỗ trợ heo con, đồng thời lường trước tất cả các yếu tố gây căng thẳng trong vòng đời của vật nuôi.