| Hotline: 0983.970.780

Những mỹ tục ngày xuân quê tôi

Thứ Hai 28/01/2019 , 14:30 (GMT+7)

Trong quá trình đô thị hóa, những nếp làng dần mất đi, theo đó là là những mỹ tục cũng dần mai một. 

Thế nhưng không phải ở đâu cũng như vậy. Quê tôi, xa xưa được gọi là làng Kim Châu, xã Nhơn Hưng nay, trong quá trình đô thị hóa đã trở thành khu vực Kim Châu thuộc phường Bình Định, TX An Nhơn (Bình Định). Dẫu đã trở thành “thị dân”, nhưng người dân quê tôi vẫn còn gìn giữ những mỹ tục rất đáng trân trọng.

I.

Những ngày cuối tháng Chạp trời hửng nắng. Trong cái nắng có chút se se lạnh. Tín hiệu mùa xuân đã về. Trong rạo rực của gió, trong rộn ràng của nắng, những con đường bê tông nông thôn cũng rộn ràng theo.

Từ mùng Mười tháng Chạp trở đi, ngày nào cũng vậy, từ sáng tinh mơ, khắp các nẻo đường vang bước chân người. Người đi thành đoàn, tay cầm rựa, vai vác cuốc. Đi theo những bước chân là những câu chuyện râm ran, những tiếng cười tươi rói. Ấy là những đoàn người đi tảo mộ. Họ đi về các gò mả nằm sâu trong những vùng quê hẻo lánh, nơi ông bà tổ tiên của họ an nghỉ.

16-34-54_img-1931
Con cháu thăm mộ tổ tiên ông bà ngày đầu năm tại nghĩa địa phường Bình Định (TX An Nhơn).

Chiếm đa số trong những đoàn người tảo mộ là người quen trong làng, nhưng cũng không ít những người lạ mặt ăn vận ra vẻ là dân thị thành. Hỏi ra thì biết, những người không quen mặt kia là con cháu, anh em, họ hàng từ các địa phương khác tìm về gốc quê xưa để thăm lại phần mộ ông bà tổ tiên. Để tự tay họ cầm cây cuốc tẩy đi vạc cỏ mọc lấn những phần mộ đất đơn sơ của người thân.

Lẫn với mùi đất ẩm ướt nồng nàn là mùi hương của những nén nhang chính tay họ đốt cắm lên những phần mộ. Vừa hít thở mùi đất đai của quê hương, hít thở mùi khói hương thiêng liêng, họ vừa lâm râm khấn nguyện, thì thầm trò chuyện với ông bà tổ tiên.

“Đây là phần mộ của cụ tổ, cụ cố mà tôi chưa hề biết mặt các cụ. Chỉ được nghe chuyện các cụ qua lời kể của ông nội, của ba, của các bác, các chú. Thế nhưng năm nào tôi cũng đưa vợ con từ Sài Gòn ra viếng mộ các cụ. Đứng trước mộ, huyết thống đã khiến cho tôi và các con tôi vẫn thấy rất gần gũi với các cụ. Tôi dặn dò các con, nếu sau này tôi có mất đi thì con cháu đời sau vẫn phải gìn giữ cái lệ này”, ông Lê Văn Ba, người làng xa quê làm ăn xa tận trong TPHCM đã mấy chục năm, tâm sự trong chuyến đi tảo mộ ông bà tổ tiên tại 1 gò mả thuộc khu vực Hòa Cư, phường Nhơn Hưng, TX An Nhơn.

II.

Cũng theo lời kể của ông Ba, như đã thành thông lệ, cứ mỗi Tết đến là những cư dân khắp cả nước rời quê định cư tại TPHCM làm ăn, từ thương nhân đến công nhân, cả những người hành nghề bán hàng rong và chạy xe ôm đều cùng tâm trạng, là mong ngóng về quê viếng mộ ông bà tổ tiên.

Người có tiền thì đặt trước vé máy bay, tàu lửa; người kém tiền thì chen chúc trên những chiếc xe khách để làm chuyến quay về với quê cha đất tổ để viếng mộ ông bà và ăn cái Tết ấm cúng cùng gia đình, họ hàng. “Bởi thế, trong ba bữa Tết, đất Sài Gòn hầu như trống rỗng, bởi hầu hết cư dân ở đây là dân góp nên đã về quê tất tần tật. Người ở tại thành phố thì chẳng có bao nhiêu”, ông Ba nói thêm.

Những ngày tháng Chạp qua đi, Tết đến. Những ngày Tết ở quê không khí càng thêm nhộn nhàng. Mùng Một, trên những con đường quê được người dân vệ sinh sạch sẽ, 2 bên đường hoa xuân nở vàng rực, nào hoa mai, hoa cúc, con đường lại rầm rập những bước chân, dập dìu những chiếc xe máy.

Người lớn thì rũ bỏ những bộ đồ lấm lem bùn đất mặc đi làm ruộng hằng ngày để khoác lên những bộ đồ mới tinh tươm. Trẻ con thì với những bộ đồ mới cứng, rực rỡ muôn sắc màu. Ấy là cảnh con cháu ở trong làng, trong xã, ở khắp nơi đổ về những căn nhà từ đường để mừng tuổi ông bà, cha mẹ.

Mừng tuổi xong, cả gia đình ngồi quây quần bên mâm bánh chưng bánh tét, nhúng thêm bánh tráng; bánh tráng quấn với bánh tét, thêm ít rau sống, chấm vào những chén mắm củ kiệu, vừa ăn vừa nói nhau nghe chuyện làm ăn trong năm qua, nếu gia đình có người đi làm ăn xa xứ thì câu chuyện càng thêm sôi nổi.

Bữa ăn gia đình đầu năm không sơn hào hải vị, không món ngon vật lạ, nhưng rất ấm áp, không khí càng làm những người trong gia tộc gắn bó với nhau hơn. Thường thì trong những bữa ăn đầu năm, nếu trong gia tộc nào có người làm ăn thất bát sẽ được những người thân an ủi và sẻ chia, kể cả được mọi thành viên đầu tư vốn liếng làm ăn để vươn lên trong cuộc sống.

Mùng Hai, những con đường quê càng rộn rã hơn. Bởi, đây là ngày mà theo truyền thống, những người trong làng đi thăm nhau. Khởi đầu là 1 ai đó đến nhà người láng giềng. Sau những lời chúc đầu năm, họ ngồi với nhau bên chén rượu, nhắm miếng mứt và râm ran những câu chuyện thâm tình. Họ nói chuyện học hành của con cái, chuyện ruộng nương vườn tược.

Câu chuyện của họ chủ yếu xoay quanh chuyện nhà nông, bởi người dân quê tôi hầu hết là dân thuần nông. Họ bàn tán hiện nay ở nơi này nơi kia có người nuôi con này hiệu quả, trồng cây kia cho thu nhập cao. Chuyện trò một lúc, cả khách lẫn chủ nhà lại lên đường đến thăm nhà láng giềng khác. Câu chuyện lại được tiếp tục với những tình tiết mới hơn.

Xong, cả 3 người lại kéo nhau đến nhà 1 láng giềng tiếp theo. Cứ thế đến trưa, khi đến nhà láng giềng cuối cùng trong làng, đoàn người tăng đến vài ba chục người. Đến mỗi nhà, câu chuyện chung càng thêm mới và không khí ngày càng rộn rã.

III.

Đặc biệt, chuyện đi thăm từng nhà trong làng ngày đầu xuân còn có ý nghĩa gắn kết mọi mâu thuẫn nếu có xảy ra giữa những người đã từng hục hặc với nhau trước đó. “Trước đây, trong xóm của tôi có 2 anh từng kình cãi nhau tơi bời. Sau trận cãi vã đó, hầu như cả 2 đều cạch không chơi với nhau, dẫu trước đó sáng nào 2 ông cũng ngồi với bình trà nhâm nhi trước khi đi làm ruộng, thỉnh thoảng chiều về còn khề khà vài ly rượu. Anh em hàng xóm kết nối mãi không được, bởi 2 ông đều cho mình đúng", anh Nguyễn Thiệp (60 tuổi) ở khu vực Kim Châu, phường Bình Định (TX An Nhơn), kể.

Ấy vậy mà Tết năm đó, theo truyền thống, mọi người kéo ông nhỏ tuổi đến nhà “địch thủ” lớn tuổi hơn. Ban đầu ông ấy không muốn đi, nhưng không đi là tự loại mình ra khỏi cái truyền thống của làng. Sợ bị lạc lõng, ông ấy đồng ý đến thăm nhà “địch thủ” nhân ngày đầu xuân. Khi đến nhà, ông kia nhìn thấy mặt ông “địch thủ” nhỏ tuổi hơn cũng không lấy gì làm vui, nhưng 3 bữa Tết ai đâu nỡ mặt nặng mày nhẹ.

Vậy là vui vẻ. Vậy là chuyện trò râm ran. Cụng với nhau ly rượu, cười khề khà với nhau sau mỗi câu chuyện vui. Mâu thuẫn của họ tan biến lúc nào không hay. Sau cái Tết năm ấy, mối quan hệ láng giềng của 2 người đã trở nên bình thường. Gặp chuyện gì khó khăn cũng chạy sang nhà nhau. Sáng sáng lại bình trà, chiều chiều lại vài ly rượu. Rõ ràng tục lệ thăm nhà hàng xóm dịp đầu xuân khiến tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn kết hơn.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm