| Hotline: 0983.970.780

Những người bệnh bị lãng quên

Thứ Ba 16/04/2013 , 15:23 (GMT+7)

Bất cứ ai đến thăm khu điều trị phong Bến Sắn, nằm trên địa phận tỉnh Bình Dương - một trong những trung tâm có nhiều người bệnh phong nhất hiện nay, cũng không thể nén ngậm ngùi cho cuộc sống của họ.

Bất cứ ai đến thăm khu điều trị phong Bến Sắn, nằm trên địa phận tỉnh Bình Dương (trực thuộc Sở Y tế TP.HCM) - một trong những trung tâm có nhiều người bệnh phong nhất hiện nay, cũng không thể nén ngậm ngùi cho cuộc sống của họ.


Y sĩ chăm sóc lỗ đáo cho bệnh nhân phong

Đau mà không biết

Khi chúng tôi đến khoa ngoại của khu điều trị phong Bến Sắn, BS Thắng vừa cắt bỏ những phần thịt hoại tử dưới lỗ đáo chân của ông T, bệnh nhân phong đang sinh sống ở khu trại gia đình, vừa dặn dò ông cách rửa vết thương ở nhà và lặp đi lặp lại lời nhắc nhở: “Mỗi ngày nhớ lấy đá nhám mài cục chai chân”.

Ông T gật đầu lia lịa. Tuy nhiên, khi vết thương vừa được băng xong thì ông lật đật cho ngay chân vào dép và loẹt quẹt đi như chân chưa từng có vết thương. BS Thắng lắc đầu giải thích với tôi: Ông T là 1 trong 475 bệnh nhân bị tàn tật độ 2 do di chứng bệnh phong để lại (tàn tật độ 2 là có tổn thương hoặc biến dạng nhìn thấy được, còn tàn tật độ 1 là chỉ bị mất cảm giác).

Bị vi khuẩn Hasen tấn công vào thần kinh ngoại biên, họ mất cảm giác đau. Vì không đau nên họ rất hay “quên” vết thương đang tồn tại ở chân, tay và hành xử (đi đứng, lao động…) như thể tay chân chưa hề có vết thương. Thậm chí vết thương nứt toác, máu chảy rỉ rả, họ vẫn không hay biết cho đến khi được người khác chỉ bảo, nhắc nhở...

Theo ThS BS Phan Hồng Hải, giám đốc khu điều trị phong Bến Sắn thì tại đây có 626 người đã từng là bệnh nhân phong, sống và điều trị. Số bệnh nhân tàn tật độ 2 cần được chăm sóc lâu dài như ông T khá nhiều. Nhưng không chỉ những người bị tàn tật độ 2, mà ngay cả những người bị tàn tật độ 1, tức là chỉ bị mất cảm giác một phần cũng trở thành người bệnh thường xuyên của khoa ngoại.

Mặc dù tại đây có hẳn một xưởng sản xuất giày, tay chân giả phù hợp với từng mức độ thương tổn của mỗi người bệnh, nhưng do mất cảm giác đau khiến đôi khi họ chẳng hề để tâm đến việc mang bao tay, tay giả hay giày dép chuyên dùng để bảo vệ cơ thể. Đơn giản vì họ không có cảm giác ở đó, kể cả cảm giác đau. Có người cho củi vào bếp lửa, cháy sém cả đầu ngón tay mà cũng không hay biết. Vì vậy các cán bộ, công nhân viên phải rất vất vả chăm sóc các bệnh nhân này...

Vất vả mưu sinh

Không chỉ người bị tàn tật độ 2 cần ở lại khu điều trị để được chăm sóc lâu dài các tổn thương, di chứng của bệnh phong, mà hầu hết các người bệnh phong khác cũng lựa chọn ở lại nơi đây sinh sống, vì không chịu nổi sự kỳ thị của nhiều người trong cộng đồng.

Chính vì vậy, cách các giường bệnh không xa là các khu nhà ở dành cho 385 người tàn tật do di chứng bệnh phong đang sinh sống, trong đó có 120 hộ gia đình và 30 hộ độc thân. Cuộc sống của những người này rất khó khăn, bởi họ chỉ được hỗ trợ khoảng 500.000 đ/người/tháng.

Theo ông giám đốc, khu điều trị đã tìm kiếm về khá nhiều dự án kinh tế xã hội để hỗ trợ các hộ cải thiện đời sống, nhưng không đơn giản chút nào, bởi sức khỏe của họ không dễ thích ứng với các loại hình lao động vất vả. Thoạt đầu là nuôi heo, rồi đến nuôi bò. Vốn được khu điều trị cho mượn, thức ăn choheo, bò thì đã có rau cỏ miễn phí trong khuôn viên rộng rãi của khu.

Sau khi bò đẻ và bê lớn lên bán đi, tiền được chia theo tỷ lệ 7/3- hộ nuôi hưởng 7 phần; 3 phần kia được sung vào quỹ mua bò cho các hộ khác. Tuy nhiên, sau 1 năm nuôi bò, phần lớn các gia đình đều trả lại con bò “vốn”. Thậm chí có hộ đến con bò vốn ban đầu cũng mất, do bò chết vì bệnh tật.

Sau thì khu điều trị chuyển sang trồng nấm. Ông Điệp, một người từng là bệnh nhân phong, cũng là người được giao trông coi hai trại nấm linh chi cho biết: Vụ đầu thu hoạch được 200 kg. Vụ sau có kinh nghiệm hơn thu được 300 kg. Vốn bỏ ra 70 triệu đồng, thu được 150 triệu.

Nghe qua tưởng chừng đời sống bệnh phong ở đây đã có lối thoát, nhưng khi sản lượng nấm nhiều lên lại không có thị trường tiêu thụ, khiến mô hình không thể mở rộng. Còn với các loại nấm khác như nấm mèo, nấm rơm, nấm bào ngư, dễ tiêu thụ thì sau 1 vụ trồng thử không ai dám làm tiếp, bởi qúa vất vả trong khâu bảo vệ, mà những người bệnh không thể kham nổi...

ởi thế, cho đến nay cuộc sống của các bệnh nhân phong nơi đây vẫn chưa tìm ra lối thoát nào sáng sủa.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.