| Hotline: 0983.970.780

Những người đàn ông ưa trang điểm ở Hàn Quốc

Thứ Ba 18/09/2018 , 13:30 (GMT+7)

Một người đàn ông trang điểm đi trên phố ở những nơi khác có thể thu hút ánh mắt kỳ thị hoặc gây tò mò về giới tính của anh ta, nhưng tại Hàn Quốc, điều này được coi là bình thường và nó đang thay đổi cách thế giới nhìn nhận về sự nam tính.

Khi BBC hồi đầu tháng đăng video về quy trình trang điểm của một người dùng Youtube nổi tiếng là nam giới ở Seoul, Hàn Quốc, lên Facebook, rất nhiều ý kiến phản ứng được đưa ra, từ ngạc nhiên đến giận dữ, châm biếm.

Một số ý kiến cho rằng thanh niên kia “thật đồng tính” khi trang điểm, số khác chỉ trích, khẳng định “đàn ông đích thực không trang điểm”. Tuy nhiên, cũng có những người ủng hộ thanh niên nọ, nhấn mạnh đây là lựa chọn của anh ta, không ai có quyền phán xét.

14-42-11_1
Xu thế đàn ông trang điểm trước ngày cưới đang trở nên phổ biến ở Hàn Quốc. Ảnh: BBC.

Kim Seung-hwan đã quá quen với những ý kiến khen chê kiểu như vậy. Anh đã bị gọi là “đồng tính” kể từ khi bắt đầu làm các video dạy trang điểm trên mạng. Trước câu hỏi liệu anh có cảm thấy mình nữ tính không khi khoác lên mặt lớp trang điểm dày, Kim khẳng đinh: “Không hề, tôi chưa bao giờ nghĩ như vậy là giống con gái. Tất cả những việc tôi làm là để trông sao cho đẹp mà thôi”.
 

Bên trong một salon làm đẹp cho nam

Đối với những người cảm thấy không hài lòng với các đấng nam nhi trang điểm, cảnh tượng tại một tiệm làm đẹp cao cấp cho nam giới ở khu Gangnam ở Seoul chắc hẳn sẽ khiến họ thêm phần khó chịu. Nhưng nó cho thấy một sự thay đổi quan trọng trong định hướng văn hóa ở Hàn Quốc, chuyên gia đánh giá.

Bên trong salon, chuyên gia trang điểm Han Hyun-jae đang cẩn thận đánh kem nền, kẻ mắt, bôi son cho một người đàn ông. Anh sử dụng hàng loạt sản phẩm đến từ các thương hiệu khác nhau và thường rất quen thuộc đối với hầu hết nữ giới. Đây là hình ảnh diễn ra thường ngày tại salon của Han.

Những chàng trai trẻ tuổi, tự tin bước vào salon rồi trở ra với mái tóc và làn da hoàn hảo. Nhiều người trong số này là diễn viên, ca sĩ chuẩn bị đi dự sự kiện quảng cáo. Một người đàn ông tới đây để trang điểm trước đám cưới, hoạt động đang dần trở nên phổ biến ở Hàn Quốc. Anh muốn đánh môi đỏ trong ngày trọng đại.

“Chúng tôi làm cho da họ sạch hơn, lông mày đậm hơn, đường viền khuôn mặt sắc nét hơn và làm bật vẻ nam tính của họ theo cách mà họ không thể tự mình thực hiện”, Han nói và thêm rằng đàn ông tới tiệm của anh thường muốn trông giống các thần tượng Hàn Quốc.

“Tôi nghĩ Hàn Quốc là đất nước tiên phong trong văn hóa làm đẹp cho nam giới, đặc biệt ở châu Á, nếu như không muốn nói là cả thế giới”, Joanna Elfving-Hwang từ Đại học Tây Australia bình luận.

Không phải mọi đàn ông ở Seoul đều trang điểm ra đường nhưng ở những khu dân cư trẻ trung, năng động như Myeung-dong, không khó để có thể nhìn thấy những chàng trai đánh kem nền, kẻ mắt và bôi kem dưỡng ẩm. Họ cảm thấy trang điểm, chau chuốt vẻ bề ngoài là hoàn toàn bình thường.
 

Từ rắn rỏi đến chải chuốt

Những năm 1980, 1990, đàn ông Hàn Quốc vẫn giữ tư duy về vẻ đẹp theo cách truyền thống. Họ ưa một vẻ ngoài rắn rỏi hay trang trọng, lịch sự trong các bộ vest và đồng hồ đắt tiền. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi vào giữa những năm 1990, khi nhóm nhạc Seo Taeji trở nên nổi tiếng, theo giáo sư Elfving-Hwang. Chính họ đã làm bùng lên văn hóa fan hâm mộ mà nay trở thành thế lực ảnh hưởng vô cùng lớn trong ngành công nghiệp giải trí.

Tiếp đó, những công ty giải trí lớn bắt đầu cho ra đời hàng loạt ban nhạc nam nữ với sức ảnh hưởng lớn chưa từng thấy.

14-42-11_2
Diễn viên Song Joong-ki là đại diện cho kiểu ngôi sao vừa nam tính vừa chải chuốt. Ảnh: BBC.

“So với những năm 80, 90, vẻ nam tính đã trở nên mềm mại hơn rất nhiều”, giáo sư Sun Jung, tác giả một cuốn sách nghiên cứu về sự nam tính ở đàn ông và sự chuyển dịch văn hóa tại Hàn Quốc, cho hay. “Hình ảnh những chàng thanh niên điển trai, bóng bẩy trên truyền thông ngày càng được người xem đón nhận rộng rãi hơn”.

Họ được gọi là các “Khonminam”, một từ ghép kết hợp giữa từ “hoa” và “người đàn ông đẹp”. Nhưng, điều này không đồng nghĩa với “nữ tính”, bà Jung nhấn mạnh. “Tôi nghĩ hiện tượng này nên được giải thích thông qua khái niệm bán nam tính hay nam tính mềm mại. Nó khác với ẻo lả”.

Bà lấy dẫn chứng về Song Joong-ki, ngôi sao trong bộ phim nổi tiếng “Hậu duệ Mặt Trời”. Vẻ bề ngoài của Song Joong-ki có thể là một “Khonminam” nhưng anh cũng là một đội trưởng đội đặc nhiệm rắn rỏi, khỏe khoắn.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.