| Hotline: 0983.970.780

Những người không quốc tịch

Thứ Sáu 31/07/2015 , 15:03 (GMT+7)

Dọc biên giới Việt Nam - Lào đoạn qua tỉnh Quảng Nam - Sekong có nhiều người di cư tự do và kết hôn không giá thú. Chồng người Lào, vợ người Việt và ngược lại, nay họ chung sống cùng với các bản làng ở dọc biên giới Việt - Lào, tuy nhiên không có quốc tịch, chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu…

Cuộc sống khốn khó

Theo số liệu thống kê ban đầu của ngành Tư pháp Quảng Nam, đến nay trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 170 hộ với trên 500 khẩu người Lào di cư tự do sang địa bàn tỉnh Quảng Nam và khoảng 50 hộ kết hôn không giá thú giữa người Lào và Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức rà soát, xác minh để triển khai giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào, đoạn biên giới Quảng Nam - Sekong. Hiện tỉnh Quảng Nam đã thành lập Tổ công liên ngành tiến hành rà soát, xác minh số người này. Sau khi phối hợp với đại diện tỉnh Sekong rà soát, xác minh số người Lào di cư tự do và kết hôn không giá thú trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, tổ công tác liên ngành tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục phối hợp rà soát, xác minh số người Việt Nam di cư tự do và kết hôn không giá thú trên địa bàn tỉnh Sekong để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Từ TP Tam Kỳ, Quảng Nam, chúng tôi vượt quãng đường hơn 200km vào vùng biên giới thuộc các xã Đắk Tôi, Đắk Pree và Đắk Pring, huyện Nam Giang, nơi có nhiều trường hợp di cư tự do và kết hôn không giá thú để tìm hiểu sự việc.

Ông A Lăng Minh, Phó Chủ tịch xã Đắk Tôi, chia sẻ: “Ở xã có 4 trường hợp di cư tự do, kết hôn bất hợp pháp. Họ ở trên đất nước Việt Nam nhưng không có quốc tịch, hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân… Cha làm mẹ đã thế, đến nay con cháu cũng tượng tự”.

Năm 2011, từ xã La Dêê chia tách thêm xã Đắk Tôi, cùng lúc đó có 4 hộ dân chồng người Việt, vợ người Lào và vợ người Việt chồng người Lào sống ở thôn Đắk Ro của xã.

“Ở đây, bà con chấp hành luật pháp nghiêm chỉnh, thế nhưng nhiều chính sách không được hưởng. Bốn hộ dân này tội lắm, xã đã nhiều lần kiến nghị lên huyện, tỉnh nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý. Có những chương trình, chính sách Nhà nước hỗ trợ cho bà con vùng cao, 4 hộ dân không nằm trong danh sách, do đó bà con trong thôn tự bảo nhau bớt mỗi người một ít để chia sẻ”, ông Minh tâm sự.

Mong muốn tìm gặp 4 hộ dân để tìm hiểu, chúng tôi được anh Zơ Râm Quyết, cán bộ Tư pháp xã Đắk Tôi nói: “Vất vả rồi các anh nhà báo ạ! Muốn gặp họ phải liên hệ với xã trước, để xã dặn bà con ở nhà, còn không bà con lên nương. Thôi ở xã chơi, chiều tối họ về nhà, mình đến gặp”.

Khi mặt trời xuống núi, chúng tôi được anh Quyết dẫn vào thôn Đắk Ro. Khi nghe hỏi về chuyện chưa được cấp giấy tờ, người dân trong thôn kéo đến rất đông. Ai cũng chung một ý nguyện, mong Nhà nước sớm cấp giấy tờ cho 4 hộ này, họ sống ở đây mà không được thừa nhận.

Bà Blup Lợ (SN 1950) cho hay, năm 1981, gia đình bà sống ở xã Đắk Pree thì di cư sang đất Lào sinh sống. Ngày đó không riêng già đình bà mà nhiều hộ dân ở đây cũng vậy, mỗi vùng đất họ ở vài 3 năm thì di chuyển một lần. Khi đến vùng đất mới bà con phát rừng đốt cây làm nương rẫy, đến lúc đất bạc màu thì đi tìm vùng khác sinh sống. Cứ thế, gia đình bà Lợ di cư sang đất Lào phát rừng, đốt nương trồng, sắn, ngô, lúa... Tại đây, bà Lợ kết hôn với ông Hiên Thi người Lào. Theo phong tục của dân tộc Tà Riềng, người con trai phải ở rể.

nh-1163715320
Bà Blup Lợ với cuốn sổ đăng ý tạm trú

Năm 1983, bà Lợ cùng gia đình quay lại thôn Đắk Ro, xã Đắk Tôi sinh sống. Vợ chồng bà Lợ sinh được 6 người con, các con bà đều mang họ chồng. Từ đó đến nay, vợ chồng bà cũng như 6 người con không được công nhận, họ thuộc diện di cư tự do, kết hôn không gia thú, do đó không được cấp giấy tờ. Họ ở đây với cuốn sổ đăng ký tạm trú gồm cha mẹ, con cháu.

“Cha mình là Um Mơ, có chứng minh thư nhân dân ở xã Đắk Pree, huyện Giằng, Quảng Nam - Đà Nẵng, rứa mà mình không được công nhận. Ở Lào mình cũng không có giấy tờ chi hết, giờ muốn về Lào ở, thì chồng đã qua đời, hết đường về rồi”, bà Lợ cho hay.

nh-4163715812
Cha bà Blup Lợ là người Việt, nhưng bà lấy chồng người Lào nên không được công nhận

Tôi hỏi: Bà muốn ở Việt Nam hay về Lào sinh sống? Bà Lợ đáp: “Mình muốn ở đây chứ không muốn về Lào. Về bên đó không có người thân buồn lắm, ở đây quen rồi. Mà chồng mình chết rồi, có về cũng không biết sống ở đâu, giấy tờ cũng không được cấp. Mình sinh ra nơi đây, giờ muốn được ở lại vùng đất ni”.

Cũng tương tự, tại thôn Đắk Ro cặp vợ chồng Hiên Thun - Zơ Râm Liếp, chồng người Lào, vợ người Việt, có 4 người con. Hiện họ không được thừa nhận, cuộc sống với nhiều con số không như bà Lợ.

“Nếu chồng là người Việt, vợ người Lào thì xã sẽ cấp hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, họ được thừa nhận. Còn chồng người Lào, vợ người Việt, sống trên đất Đắk Tôi thì không được cấp giấy tờ”, anh Zơ Râm Quyết nói.

Không được hưởng chính sách

Sống cạnh nhà bà Lợ, đứa con gái của bà là Un Liếp (SN 1988, tên thường gọi là Blup Liếp) lấy chồng và sinh hai người con. Tuy nhiên, người chồng bỏ Liếp và hai người con đi biệt tăm, biệt tích. Cha mẹ Liếp không được công nhận, Liếp cũng không được thừa nhận và đến nay 2 người con của chị lớn lên cũng giống như ông bà, mẹ của mình. Không giấy khai sinh, hộ khẩu…. đặc biệt, 2 người con của Liếp không được hưởng chính sách nào của Nhà nước.

Thấy Liếp nghèo khổ, mới đây người dân trong thôn lên rừng chặt gỗ, tre, nứa làm cho căn nhà tạm để 3 mẹ con chui ra chui vào. Mang tiếng là nhà nhưng chẳng khác gì cái lều, chỉ mấy cây gỗ dựng lên, phía trên lợp bằng lá cây, bốn phía thưng phên nứa. Phía trong ngôi nhà, gia tài của ba mẹ con chỉ có vài cái xoong nồi và mấy bộ áo quần.

nh-3163715666
Bé Loong Sa bị ghẻ lở nhưng không có sổ bảo hiểm y tế

Hôm chúng tôi đến, đứa con gái đầu của chị Liếp là Pơ Loong Sa (SN 2007) bị ghẻ lở, mụn nổi khắp người. Đứa bé ngứa không chịu được, dùng tay gãi bật máu tươi.

Thấy tôi hỏi thăm bé Sa, chị Liếp cho hay: “Hôm qua mình vay được 100.000 đồng ra trạm y tế xã mua thuốc về bôi cho nó. Nhưng cũng chưa khỏi, cán bộ y tế bảo mua thuốc uống, nhưng mình hết tiền rồi. Ở đây bọn trẻ ốm đau có sổ bảo hiểm, cha mẹ ra xã lấy thuốc không mất tiền, còn gia đình mình không được cấp nên khổ lắm”.

Liếp nói tiếp: “Nhà nghèo, ba mẹ con thiếu ăn thường xuyên, giờ kiếm 100.000 đồng mua thuốc cho con khó khăn lắm. Hai người con đi học cũng không được miễn giảm, chắc mai này nó lớn lên mù chữ thôi. Ông bà, mẹ nó đã khổ rồi, giờ đến con khổ hơn nữa. Mong Nhà nước có chính sách giải quyết để mình có cuộc sống ổn định”.

Không riêng Liếp mà những người anh trai, em trai của Liếp khi lấy vợ cũng không được đăng ký kết hôn, con cái sinh ra không được thừa nhận. Hiện cả gia đình Liếp và anh em trai chung một cuốn sổ tạm trú do bà Lợ làm chủ hộ.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm