| Hotline: 0983.970.780

Những người mắc kẹt trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Thứ Tư 03/10/2018 , 13:30 (GMT+7)

Không nông dân nào ở Mỹ “mất” nhiều từ cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc như những người trồng đậu tương. Nhưng trong lúc Bắc Kinh thích nghi với thực tế mới, nông dân nước này cũng rơi vào cảnh khốn đốn.

Tương lai ảm đạm cho nông dân

Mức thuế 25% Trung Quốc bắt đầu áp với đậu tương nhập khẩu từ Mỹ hồi giữa tháng, đáp trả biện pháp thuế của Mỹ đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc, đã thúc đẩy nỗ lực của Bắc Kinh nhằm cắt giảm chi phí bột đậu tương. Nhưng tác động của các biện pháp thuế đối với một trong những ngành quan trọng hàng đầu của cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới còn nghiêm trọng hơn thế, theo DW.

15-50-05_2
Đậu tương Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ tăng giá đáng kể bởi mức thuế mới mà Bắc Kinh đưa ra (Ảnh minh họa: Reuters)

Năm 2017, Trung Quốc nhập 95,5 triệu tấn đậu tương với giá trị thương mại lên tới 41 tỷ USD, trong đó 32,9 triệu tấn bắt nguồn từ Mỹ. Ở chiều hướng ngược lại 2/3 sản lượng xuất khẩu đậu tương của Mỹ đều cập cảng Trung Quốc, nơi chúng được dùng để làm thức ăn chăn nuôi và dầu thực phẩm.

Vậy giữa cuộc chiến thương mại chưa thấy hồi kết này, ai thắng, ai bại?
 

Nông dân Mỹ

“Về phía Mỹ, nông dân sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc Trung Quốc áp thuế lên đậu tương Mỹ”, Loren Puette, giám đốc viện nghiên cứu ChinaAG, trụ sở ở Đài Loan, nhận xét. “Việc thị trường Trung Quốc bị đóng cửa sẽ là đòn giáng nặng nề vào túi tiền của những nông dân này”.

Bắc Kinh đã thống nhất cắt giảm lượng bột đậu tương trong chăn nuôi lợn như một phần của chiến lược lớn nhằm đối phó với đòn thuế từ Mỹ. Chiến lược trên bao gồm tìm kiếm nguồn protein thay thế như hạt cải dầu hoặc hạt bông, tự trồng đầu tương hay tăng cường nhập khẩu đậu tương từ Brazil và Argentina.

Và nếu Trung Quốc, quốc gia sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới, có thể “cai” nguồn đậu tương nhập khẩu từ Mỹ, đây sẽ là cú phản đòn dội thẳng vào các nhà sản xuất Mỹ. Đại học Purdue ước tính mức thuế của Trung Quốc đánh vào đậu tương Mỹ sẽ khiến kinh tế Mỹ thiệt hại từ 1,7 đến 3,3 tỷ USD một năm. Thu nhập từ nông trại của Mỹ được cho là sẽ rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2002.
 

Nông dân Trung Quốc

Giảm lượng bột đậu tương cho lợn từ 20% xuống còn 12%, đồng nghĩa nhu cầu đậu tương sẽ giảm 27 triệu tấn một năm, bằng 82% lượng đậu tương Trung Quốc nhập từ Mỹ năm 2017. Nếu việc điều chỉnh chi phí nội địa không được đưa ra kịp thời, Trung Quốc có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế, Puette cho biết.

15-50-05_1
Ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (Ảnh minh họa: Reuters)

“Họ có các nguồn thay thế (Brazil và Argentina) nhưng lượng cung đậu tương từ các nguồn này không đủ để thay thế sản lượng nhập từ Mỹ”, Puette đánh giá và thêm rằng các nhà nhập khẩu Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phải quay về với đậu tương Mỹ vào cuối năm nay.

“Đòn thuế sẽ đánh mạnh vào kinh tế Trung Quốc, chi phí nhập khẩu đậu tương từ Mỹ tăng sẽ tác động tới các nông dân chăn nuôi lợn rồi ảnh hưởng đến người tiêu dùng, làm tăng tỷ lệ lạm phát và chi phí sinh hoạt”, Puette nhấn mạnh.
 

Thiếu nguồn thay thế

Trung Quốc không tự trồng đủ lượng đậu tương để cung cấp cho nhu cầu trong nước. “Chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11, Mỹ có thể cung cấp lượng đậu tương tương đương với tổng sản lưởng đậu tương của Trung Quốc (14 triệu tấn). Chúng ta sắp đi hết tháng 9 và các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ bắt đầu cảm thấy vài cú sốc đầu tiên khi mà nguồn cung đậu tương chậm lại so với những năm trước”, Puette cho hay.

Các nông dân Mỹ xuất khẩu khoảng một nửa sản lượng đậu tương sang Trung Quốc trong tháng 10 và tháng 11. Nếu đậu tương Mỹ trở nên quá đắt đỏ, Trung Quốc sẽ rơi vào cảnh thiếu nguồn cung trầm trọng.

Đậu tương là ngành kinh doanh theo mùa. Các nông dân Nam Mỹ trồng và thu hoạch vào những giai đoạn khác nhau trong năm. Brazil không thể trồng đủ để đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc, bên cạnh đó đậu tương Brazil giờ đây thậm chí còn đắt hơn đậu tương Mỹ. Những nhà cung cấp khác như Canada hay Nga thì chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nguồn cung ứng đậu tương toàn cầu.
 

Áp lực lạm phát

“Người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chịu thiệt thòi khi mà thực phẩm mỗi ngày đều trở nên đắt đỏ hơn. Việc thiếu đậu tương Mỹ trên thị trường Trung Quốc sẽ làm tăng chi phí trong ngành chăn nuôi và chuỗi cung ứng”, Puette nói, đề cập tới người chăn nuôi lợn Trung Quốc, vốn đã pahri chịu áp lực từ dịch cúm lợn châu Phi và những sáng kiến mới đây của chính phủ hướng tới môi trường và hiện đại hóa.

Tình trạng tăng giá thức ăn chăn nuôi sẽ khiến giá thịt lợn cao hơn, qua đó khiến tỷ lệ lạm phát tăng bởi thịt lợn là một trong những sản phẩm chính đóng góp vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc.

“Từ đầu năm 2018, tỷ giá USD/tệ đã tăng mạnh đạt mức lịch sử và các biện pháp thuế này nhiều khả năng sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát, từ đó làm giảm giá trị đồng nhân dân tệ”, Puette nhận định.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất