| Hotline: 0983.970.780

Những người 'tàng hình' hiến tiền tỉ ở Hà Nội

Thứ Năm 19/09/2019 , 08:49 (GMT+7)

Không một bức ảnh, không một dòng địa chủ chỉ cụ thể và thường là từ chối luôn cả chuyện lên bục nhận bằng khen, giấy khen, họ là những người đã hiến từ một vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng cho quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của Hà Nội...

14-42-17_dsc_2129
Cảnh sắc cổ kính ở một vùng quê ngoại thành.

10 năm trước, khi bắt đầu xây dựng NTM, khu vực nông thôn Hà Nội còn một khoảng cách rất xa so với khu vực thành thị, với hàng loạt vấn đề: Diện tích, dân số lớn, đơn vị hành chính nhiều với 386 xã chiếm khoảng hơn 50% dân số của thành phố khiến việc tập trung lãnh đạo chỉ đạo khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao tới 7,52% (116.057 hộ nghèo), lực lượng lao động qua đào tạo còn thấp, thu nhập bình quân đầu người chỉ 13 triệu đồng/người/năm.

Đặc biệt, đời sống của một số bộ phận nông dân còn thấp, chất lượng các dịch vụ về y tế, giáo dục ở nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn yếu tố mất ổn định.

Hạ tầng kỹ thuật còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ. Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, giá trị gia tăng thấp, ứng dụng cơ giới hóa, công nghệ cao còn ít ỏi, chưa hình thành nhiều các vùng sản xuất tập trung, mô hình chuỗi liên kết. Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa cao đặc biệt ở vùng trung tâm đã phát sinh nhiều vấn đề xã hội và tạo áp lực lên hạ tầng và công tác quản lý nhà nước ở vùng nông thôn.

Thế nhưng đến năm 2019, thành phố Hà Nội đã có 4 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM gồm Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức. Nếu như năm 2010, Hà Nội chưa có xã nào đạt 19/19 tiêu chí thì đến tháng 6/2019 có 325/386 xã (chiếm 84,2%) được công nhận đạt chuẩn NTM, vượt kế hoạch trước 2 năm. 3 huyện Quốc Oai, Gia Lâm, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây đã đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ, đang được đề nghị công nhận tiếp.

Tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình này giai đoạn 2010-2019 là hơn 76 nghìn 364 tỷ đồng. Ngoài nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ, trong 10 năm qua, thành phố đã vận động hàng nghìn tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình chung sức xây dựng NTM với tổng số tiền 14.741 tỷ đồng, chiếm 19,3% tổng. Điển hình như huyện Chương Mỹ 1.791 tỷ đồng, huyện Hoài Đức 1.291 tỷ đồng, huyện Sóc Sơn 1.223 tỷ đồng…

Đặc biệt, người dân đã tự nguyện đóng góp bằng các hình thức quy ra tiền với tổng kinh phí là 7.204 tỷ đồng, trong đó có trên 1.000 hộ gia đình hỗ trợ bằng tiền và các hình thức quy ra tiền từ 100 triệu đồng trở lên.

Tiêu biểu có thể kể đến như gia đình bà Đinh Thị Bằng ở xã Minh Cường, huyện Thường Tín ủng hộ 23 tỷ đồng để xây dựng các công trình văn hóa, trụ sở UBND xã và các công trình phúc lợi khác của địa phương; ông Hoàng Văn Hùng ở quận Hai Bà Trưng đóng góp trên 10 tỷ đồng xây dựng các công trình của xã Mai Lâm, huyện Đông Anh; ông Phạm Thế Vinh ở phố Trần Khát Trân, quận Hai Bà Trưng hỗ trợ 6 tỷ đồng xây dựng một số công trình văn hóa quê nhà ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì…

14-42-17_dsc_2105
Phơi hương ở làng nghề truyền thống.

Nhiều hộ gia đình đóng góp đất, điển hình như ông Phùng Mạnh Thực ở xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, bà Đinh Thị Tình ở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, ông Nguyễn Văn Thơm xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất hiến tới trên 1.000m2 đất để xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương với trị giá từ hàng trăm triệu đến cả tỉ đồng...

Có không ít cá nhân trong số đó đóng góp một cách âm thầm, thậm chí luôn luôn từ chối lên bục nhận bằng khen, giấy khen của các cấp chính quyền. Tôi vẫn nhớ mãi chuyện khi liên lạc với chị Đinh Thị Bằng- người hiến nhiều nhất cho phong trào NTM của Hà Nội với 23 tỉ đồng.

Dù đã có sự giới thiệu của lãnh đạo Chi cục Phát triển Nông thôn Hà Nội nhưng tôi vẫn bị chị từ chối, không chấp nhận cho phỏng vấn hay chụp ảnh nên đành phải hỏi gián tiếp qua nhiều nguồn thông tin khác ở địa phương. Những công trình chị đóng góp cho quê hương rất nhiều, nào là đình làng, cổng làng, nghĩa trang liệt sĩ, đường điện…nhưng ngay cả một dòng họ tên chị cũng không cho chạm, khắc.

Bài sau khi đăng, chị vẫn gọi điện đến tỏ ý trách tôi, đại ý rằng mình làm việc tốt cho địa phương là tự tấm lòng của một người con của quê hương chứ nhưng không mong danh hiệu này nọ hay được nhiều người biết đến.

Xem thêm
Hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Hà Nội

Nội dung thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thạc sĩ kinh tế đối ngoại nghỉ việc về quê trồng rau sạch

Mỗi năm chị Dung thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ tiền bán rau thủy canh. Đây cũng là mô hình trồng rau thủy canh thương mại đầu tiên tại Thanh Hóa.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.