| Hotline: 0983.970.780

Những nhà thờ đẹp làm từ sức dân ở Cư Pui

Thứ Tư 31/07/2019 , 08:57 (GMT+7)

Xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) hiện có 20 điểm nhóm Đạo Tin Lành đang hoạt động với 6.148 tín đồ, tập trung ở các thôn đồng bào Mông di cư.

14-51-30_ngoi_nh_tho_rong_hon_500m2_moi_duoc_hon_thnh_o_thon_e_br
Nhà thờ rộng hơn 500m2 mới được hoàn thành ở thôn Ea Bar.

Mặc dù cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn song các tín đồ ở các điểm nhóm đạo Tin Lành thôn Ea Bar và thôn Ea Lang đã tự đóng góp gần 2 tỷ đồng, gần 700 ngày công để làm 2 ngôi nhà thờ đẹp, khang trang, rộng rãi thuận lợi cho việc sinh hoạt của các tín đồ.

Điểm nhóm Tin Lành thôn Ea Lang hiện có 820 tín đồ, trước phải sinh hoạt trong ngôi nhà thờ tạm, chật chội mượn của người dân. Sau 5 năm với sự đóng góp 350 ngày công, hơn 800 triệu đồng, hơn 20m3 gỗ của các tín đồ Tin Lành, ngôi nhà thờ bằng gỗ rộng rãi, khang trang, diện tích 280m2 đã hoàn thành, đưa vào sử dụng vào cuối năm 2018. Toàn bộ chi phí mua vật liệu, tiền thuê thợ đều từ sự đóng góp tự nguyện, tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình.

Ngoài ra, gỗ làm nhà, bàn ghế ngồi sinh hoạt cũng đều do các tín đồ trong điểm nhóm đóng góp. Đến nay đã đóng được 90 cái ghế dài để ngồi cầu nguyện (mỗi ghế trị giá 1,6 triệu đồng). Riêng đất dựng nhà thờ, ông Hoàng Mí Páo, trưởng nhóm đạo Tin Lành thôn Ea Lang tự nguyện hiến tặng.

Ông Páo bộc bạch: “Nhóm có đông tín đồ sinh hoạt nên rất cần nhà thờ rộng rãi. Việc đóng góp để làm nhà thờ là do tự tâm của các tín đồ chứ không quy định mức đóng góp. Ai khó khăn thì góp ít, không có tiền thì đóng góp công. Tất cả gỗ, công làm, vật liệu đều do các tín đồ đóng góp. Để làm được ngôi nhà thờ này, nhóm đạo phải chuẩn bị trong 5 năm”.

Điểm nhóm Tin Lành thôn Ea Bar hiện có 879 tín đồ đang sinh hoạt. Trước đây các tín đồ sinh hoạt trong ngôi nhà tạm rộng hơn 100m2. Điểm nhóm Tin Lành trong thôn đã đồng lòng đóng góp gần 1 tỷ đồng, hàng chục m3 gỗ, gần 500 ngày công để dựng ngôi nhà thờ mới, rộng rãi để sinh hoạt. Nhà thờ mới làm bằng gỗ, xây bao, diện tích xây dựng 512m2, chiều cao hơn 10m, được dựng trên diện tích đất do ông Sùng Seo Lẻng, trưởng nhóm đạo Tin Lành thôn Ea Bar cho mượn. Vật liệu, tiền công xây dựng đều do các tín đồ trong điểm nhóm đóng góp.

Vừa qua ngôi nhà thờ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Không giấu được niềm vui, ông Sùng Seo Lẻng chia sẻ: “Có được ngôi nhà thờ rộng rãi, khang trang để có chỗ cầu nguyện một cách an toàn cho các tín đồ là nhờ sự quyết tâm, đồng lòng của các tín đồ và sự chấp thuận của lãnh đạo các cấp cho phép điểm nhóm xây dựng nhà thờ rộng rãi để các tín đồ sinh hoạt”.

14-51-30_ngoi_nh_tho_moi_duoc_hon_thnh_o_thon_e_br
Nhà thờ mới được hoàn thành ở thôn Ea Bar.

Được sinh hoạt trong những ngôi nhà thờ đẹp, khang trang, rộng rãi, các tín đồ vô cùng phấn khởi. Anh Sùng Seo Vư ở thôn Ea Bar tự hào: “Trước đây mọi người phải cầu nguyện ở nhà thờ cũ chật hẹp, có hôm không đủ chỗ cho mọi người ngồi. Trời mưa hay bị tạt nước, ồn ào không nghe gì; trời nắng thì lại quá nóng. Giờ có nhà thờ mới không còn phải sợ mưa, sợ nắng nóng nữa”.

Còn anh Dương Văn Lệnh sinh hoạt tại nhóm đạo Tin Lành thôn Ea Lang cũng đóng góp hơn 6 triệu đồng và nhiều ngày công để làm nhà thờ, chia sẻ: “Gia đình mình đã đóng góp một phần cho điểm nhóm để làm nhà thờ mới lấy chỗ sinh hoạt. Các gia đình còn đóng góp thêm gỗ và trả tiền công để đóng ghế ngồi. Đến nay các tín đồ trong điểm nhóm Ea Lang đã có nhà thờ khang trang, rộng rãi, chắc chắn, mọi người yên tâm lắm”.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm