| Hotline: 0983.970.780

Những ông bố tuổi 15

Thứ Ba 10/04/2012 , 11:27 (GMT+7)

Đêm tân hôn chỉ biết ngồi khóc. Vừa đi học vừa cõng con đến lớp... Đó là những câu chuyện về các chàng trai người Dao ở bản Là xã Thái Sơn (Bảo Lâm, Cao Bằng).

Đêm tân hôn chỉ biết ngồi khóc. Vừa đi học vừa cõng con đến lớp... Đó là những câu chuyện về các chàng trai người Dao ở bản Là xã Thái Sơn (Bảo Lâm, Cao Bằng).

>> Tục cạo trọc đầu & chuyện ông giáo ''nuôi tóc''

Đêm tân hôn chỉ nằm khóc

Ở lại qua đêm nhà trưởng bản Trịnh Dạo Lễ (27 tuổi), điều tôi ngạc nhiên là vị trưởng bản này đã có vợ và hai đứa con trai Triệu Sào Quý (SN 2001) và Triều Sào Quang (SN 2003), đều học lớp 4. Tôi hỏi trưởng bản: Sao lấy vợ sớm thế? Lễ vui vẻ đáp: “Năm 15 tuổi bố mẹ kiếm vợ cho mình rồi. Ở đây nếu con trai qua 18 tuổi chưa lấy vợ là bị ế nên ai cũng lồng âu diếu (lấy vợ sớm)”.

Tiếp tôi, trưởng bản Lễ vào bếp nấu ăn. Thấy vậy tôi hỏi: Vợ đi đâu? Lễ cho biết: “Nhà vợ có mấy anh chị em vào trong miền Nam lập nghiệp, vợ mình vào đó giúp việc cho mấy anh chị”. Bữa cơm tối dọn ra, Lễ lôi chai rượu ngồi uống. Hết chén này đến chén khác, khi hơi men rượu đã đủ nồng, Lễ kể cho tôi nghe về câu chuyện cưới vợ của Lễ cũng như những người con trai khác ở nơi đây. 

Trưởng bản Triệu Dạo Lễ lấy vợ từ 15 tuổi, có con lớn 11 tuổi và thứ hai 9 tuổi

Khi Lễ đang học lớp 4 thì bố mẹ ưng cô Đặng Thị Gễn (SN 1985) cùng xóm. Bố mẹ Lễ đến nhà và gặp bố Gễn tính chuyện trăm năm cho hai con. Hoàn cảnh khó khăn nên đám cưới vợ chồng Lễ được tổ chức ngắn gọn, tuy nhiên nhà Lễ cũng bị thách cưới 3 con lợn và 1 trâu. Đám cưới xong thì bố mẹ bắt Lễ bỏ học theo vợ về ở rể.

Lể kể: “Đêm đầu tiên mình nằm dưới nhà khóc sướt mướt đến sáng, vợ nằm trên giường. Ở nhà “người lạ” mình buồn lắm nên sang ngày thứ 2 thì mình bỏ về nhà bố mẹ đẻ nhưng bố mẹ bắt lên ở với vợ. Sợ bố mẹ buồn mình trở lại nhưng chẳng ngủ với vợ đâu. Mình muốn đi học tiếp chứ có muốn lấy vợ đâu”.

Những ngày ở rể công việc của Lễ rất đơn giản, bố vợ hoặc vợ giao cho việc gì thì làm việc đó và chỉ được nghỉ khi vợ cho phép. Lễ hóm hỉnh: “Ban đầu thì vậy mà sau 4 tháng vợ mình có bầu đó. Từ đó đến giờ mình có hai mặt con rồi đó”. Hỏi chuyện về bố mẹ của Lễ có lấy nhau sớm không thì Lễ tự hào: “Mình lấy vợ không sớm bằng bố mẹ mình, ngày trước bố mình 13 tuổi đã lấy vợ rồi. Bố vợ mình cũng thế ạ! Ở đây con trai cứ đến tuổi là được bố mẹ kiếm vợ cho hết”.

Nói về chuyện tảo hôn, trưởng bản Lễ bấm ngón tay tính nhẩm: “Vài năm trở lại đây trong xóm đã có hơn 15 cặp tảo hôn nằm ở độ tuổi 14 đến 17 tuổi. Các đôi này lấy nhau không ra xã đăng ký kết hôn đâu, về ở với nhau khi nào đến 18 tuổi thì mới đăng ký”. Tôi hỏi Lễ: Thế xã có phạt không? Lễ đáp: “Từ bao đời này người Dao thế mà, xã có biết cũng không phạt được đâu. Ở đây bà con nghèo đói thiếu ăn thường xuyên lấy tiền đâu mà nộp phạt”.

Đang trên lớp, bố gọi về lấy vợ

Khác với trường hợp của Lễ, Đặng Văn Pu, ở xóm Bản Là, xã Thái Sơn (SN 1994 đang là học sinh lớp 8, trường THCS Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng) đã sánh duyên cùng Hoàng Thị Duyết (SN 1994) người cùng xóm. Hai vợ chồng Pu cưới cách đây hơn ba năm, nay đã có với nhau một mặt con trai 8 tháng tuổi. Nhìn Pu với gương mặt còn măng sữa, rất hồn nhiên nhưng gánh vác trọng trách làm cha, làm chồng.

Vợ chồng Đặng Văn Pu cùng đứa con nhỏ

Hỏi về chuyện lấy vợ sớm, Pu kể: Năm 2009, Pu đang học lớp 7 ở ngoài trường nội trú thị trấn Bảo Lâm thì được bố ra đón về nhà cưới vợ. Đám cưới tổ chức trong một ngày và sáng hôm sau Pu ra thị trấn học tiếp. Tôi hỏi Pu, thế cưới về có biết tên vợ gì, sinh năm bao nhiêu không? Pu vui vẻ đáp: Mình chỉ nghe bố mẹ nói nó là tên Duyết còn năm sinh làm sao mình biết được. Ngày đám cưới thì uống rượu say, sau đó được mọi người đưa vào giường ngủ lúc nào không biết, đến khi trời sáng thì vợ đánh thức dậy để ra thị trấn đi học tiếp.

Pu kể tiếp, từ ngày mình ra thị trấn học thì không lần nào về nhà, cho đến kỳ nghỉ hè đến. Lúc đó hai vợ chồng mới ăn ở với nhau theo sự sắp đặt của bố mẹ và hai người bắt đầu nói chuyện. “Có vợ rồi nhưng mình thích đi học lắm nhưng bố mẹ bảo nghỉ học ở nhà làm nương có cái mà nuôi vợ nên mình nghỉ học. Sau hai năm ăn ở với nhau thì có được một đứa con nhưng mình vẫn thích đi học”, Pu tâm sự.

Đặng Văn Pu cho biết: “Ở trường mình học không chỉ mình có vợ đâu, trong lớp có đến 4 đứa đã có vợ con rồi. Có những bạn đi học còn cõng con đi theo để trông nữa những lúc con khóc thì lại xin phép cô giáo cho ra ngoài ru ngủ rồi vào học tiếp. Mình rất thích học nhưng vợ mình sắp sinh đứa thứ hai rồi chắc cũng nghỉ học sớm thôi”.

Hiện mỗi ngày Pu thức dậy từ 4 giờ sáng đi bộ 2 tiếng đồng hồ đến lớp, đến 2 giờ chiều mới về đến nhà. Cơm nước được nấu sẵn trên bếp và ăn xong lại lên nương. Tôi hỏi Pu: Sao thích đi học mà không từ chối đừng lấy vợ sớm? Pu bảo: “Mình phản đối gay gắt lắm nhưng bố mẹ dạo không lấy vợ sớm sẽ ế. Mình có vợ thì gia đình có thêm người làm nương nữa”.

“Mang tiếng đi học nhưng đi làm về mệt có sức đâu mà học bài nữa cán bộ, học ở lớp hiểu được chữ nào thì hiểu. Với lại cô giáo biết mình đã có vợ nên cũng thông cảm cho mà. Tối đến vợ thì trông con, mình phải bóc ngô, nấu cám lợn…, không còn thời gian”, Pu nghẹn ngào.

Trên đây là một trong số những cặp vợ chồng ở xóm Bản Là chúng tôi ghé thăm, họ bị cha mẹ ép lấy vợ sớm khi tuổi đang còn nhỏ. Họ có muốn cũng không thể kháng cự lại quyền làm cha, làm mẹ định đoạt cho con cái. Tạm biệt gia đình Pu ra về mà tôi không khỏi chạnh lòng khi hình dung rằng, rồi đây Pu một học sinh lớp 8 có ham muốn được học tiếp liệu có thực hiện được không, khi cuộc sống khó khăn, gánh nặng vợ con đè lên vai cậu học sinh này.

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngồi ở nhà, người dân Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp

THỪA THIÊN - HUẾ Từ ngày 22/4, người dân Huế có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2 sẽ thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh VneID.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm