| Hotline: 0983.970.780

Những quốc gia từng di dời Thủ đô: Bài 3 - 9 nước từng thay đổi thủ đô

Thứ Tư 05/06/2019 , 08:38 (GMT+7)

Việc thay đổi thủ đô bắt nguồn từ những lý do khác nhau như hạ tầng không đảm bảo, ít không gian để mở rộng hay do ý muốn của người lãnh đạo đất nước.

Nigeria

Thị trấn ven biển Lagos từng là thủ đô của Nigeria từ năm 1914. Tuy nhiên, thành phố này đã phát triển một cách bừa bãi, không có kế hoạch, dẫn tới nhiều bất cấp. Năm 1976, lãnh đạo Nigeria, tướng Murtala R Mohammed ra thông báo quyết định thành phố Abuja sẽ được phát triển để trở thành thủ đô mới.

Một phần thủ đô Abuja của Nigeria nhìn từ trên cao. Ảnh: Jumia Travel.

Lựa chọn này bắt nguồn từ việc Abuja được coi là vùng đất trung lập nhất đối với các dân tộc và cộng đồng tôn giáo khác nhau ở Nigeria, không nhóm người hay sắc tộc nao có thể tuyên bố Abuja là lãnh thổ của mình. Thành phố cũng nằm ở khu vực trung tâm đất nước. Quá trình xây dựng bắt đầu từ những năm 1980 và Abuja chính thức trở thành thủ đô mới của Nigeria vào ngày 12/12/1991, theo Financial Times.
 

Kazakhstan

Almaty là thủ đô của Kazakhstan từ khi nước này tách khỏi Liên Xô vào năm 1991. Tuy nhiên, thành phố có quá ít không gian để mở rộng có nguy cơ xảy ra động đất và quá gần biên giới Trung Quốc, điều mà nhiều người dân Kazakhstan cảm thấy không thoải mái.

Chính vì thế, chính phủ đã chuyển thủ đô tới thành phố Astana vào tháng 12/1997, cách thủ đô cũ 1.200 km về phía bắc. Ngày 20/3/1998, Astana được đổi tên thành Nur-Sultan nhằm vinh danh vị tổng thống cầm quyền lâu năm là Nursultan Nazarbayev.
 

Brazil

Trong suốt nhiều năm, Rio de Janeiro là thủ đô Brazil. Tuy nhiên, thành phố này quá đông đúc, các tòa nhà chính phủ lại nằm cách xa nhau và giao thông luôn bị quá tải. Vậy nên, chính quyền Brazil quyết định xây dựng một thành phố mới làm thủ đô. Brasilia ra đời ngày 21/4/1960, sau 4 năm nỗ lực không ngừng nghỉ của các kiến trúc sư, kỹ sư và những nhà hoạch định đô thị.

Thủ đô mới nằm cách thủ đô cũ 1.100 km, được chia thành các khu vực khác nhau, dễ dàng trong xác định phương hướng, chẳng hạn như khu khách sạn, khu văn phòng chính phủ, khu đại sứ quán... Brasilia cũng được xây dựng trong vùng nội địa Brazil nhằm thúc đẩy sự phát triển ở nơi đó. UNESCO công nhận Brasilia là di sản thế giới vì những công trình kiến trúc hiện đại, tao nhã của thành phố.
 

Myanmar

Yangon hay Rangoon là thủ đô Myanmar từ năm 1948 đến ngày 6/11/2005, khi chính quyền quân sự của nước này quyết định rời đô về Naypyidaw, cách vị trí cũ khoảng 320 km. Thủ đô mới nằm ở trung tâm hơn và có vị trí chiến lược hơn. Dù vậy, chính quyền Myanmar không đưa ra lý do cụ thể cho việc chuyển thủ đô. Một số người cho rằng hành động trên bắt nguồn từ lời cảnh báo từ một nhà chiêm tinh về nguy cơ thủ đô bị tấn công bởi thế lực bên ngoài.

Báo Guardian của Anh mô tả đây là một “dự án phù phiếm” của Than Shwe, người đứng đầu nhà nước Myanmar từ năm 1992 đến 2011. Thành phố có quy mô tương đối lớn so với các nơi khác ở Myanmar và nguồn cung cấp điện ổn định hơn. Tuy nhiên, nó được gọi là “thành phố ma” vì có quá ít dân cư sinh sống nên gần như luôn trong tình trạng vắng vẻ.
 

Nga

14-40-53_nh1
Điện Kremlin ở thủ đô Moscow, Nga, nhìn từ xa. Ảnh: Reuters.

Nga từng có thời gian chuyển đổi thủ đô giữa Moscow và St Petersburg. Thành phố St Petersburg, do Peter Đại đế thành lập vào năm 1703, giữ vai trò là thủ đô của Nga từ năm 1712 đến 1918 trước khi chính quyền được chuyển về Moscow.
 

Pakistan

Năm 1959, Pakistan quyết định chuyển thủ đô từ thành phố Karachi, phía nam đất nước, về Islamabad ở phía bắc. Tuy nhiên, đến năm 1961 quá trình xây dựng mới khởi động và phải mất nhiều thập kỷ để hoàn thành.
 

Tanzania

Kế hoạch xây dựng thủ đô mới Dodoma cho Tanzania được hoàn thành từ giữa những năm 1980 bởi kiến trúc sư người Mỹ James Rossant. Thế nhưng, việc chuyển đổi thủ đô không được coi là thành công bởi quốc hội Tanzania đặt ở Dodoma nhưng hầu hết các bộ trong chính phủ và đại sứ quán nước ngoài vẫn ở lại thủ đô cũ là Dar es Salaam.
 

Bờ biển Ngà

Thủ đô kinh tế, thành phố lớn nhất của Bờ biển Ngà là Abidjan. Nhưng vào những năm 1960, nhà lãnh đạo thời kỳ hậu độc lập Felix Houphouet-Boigny đã lên kế hoạch xây dựng một thủ đô mới tại quê hương ông. Thành phố Yamoussoukro trở thành thủ đô của Bờ biển Nga bắt đầu từ năm 1983.
 

Ai Cập

Cairo đã ở nguyên vị trí và là thủ đô của Ai Cập trong hơn 1.000 năm. Thành phố bên bờ sông Nile có dân số khoảng 24 triệu người. Để giải quyết vấn đề ách tắc và đưa đất nước phát triển trên con đường mới, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã quyết định xây dựng một thành phố mới cách Cairo 45 km về phía đông. Thủ đô hành chính mới dự kiến đi vào hoạt động trong tháng 6 năm nay. Nó có diện tích khoảng 700 km2, rộng gần bằng đất nước Singapore và đủ không gian cho 5 triệu người sinh sống.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm