| Hotline: 0983.970.780

Những sự tranh chấp khó có hồi kết

Thứ Sáu 24/08/2012 , 09:46 (GMT+7)

Giải quyết những tranh chấp đất đai tại khu vực nông, lâm trường từ lâu đã trở thành vấn đề gây “đau đầu” cho các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên.

Giải quyết những tranh chấp đất đai tại khu vực nông, lâm trường từ lâu đã trở thành vấn đề gây “đau đầu” cho các cấp chính quyền tỉnh Thái Nguyên.

>> Không sản xuất, giữ đất làm gì?
>> Tranh chấp quyết liệt
>> Giao dịch tiền tỷ bằng… giấy viết tay
>> Mua đất nông trường dễ như mua rau!

Ôm rơm, rặm bụng

Năm 2005, theo đề nghị của Cty Ván dăm Thái Nguyên, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp rà soát lại toàn bộ diện tích đất Cty đã giao khoán cho các hộ dân. Yêu cầu các hộ kí lại hợp đồng, nếu hộ nào không kí thì thu hồi lại đất để Cty tổ chức kí hợp đồng giao khoán với hộ khác. Không chấp nhận công nhân lâm trường, dân nhận khoán rồi biến đất của Cty thành đất của riêng.

Đối với diện tích đất mà huyện cấp GCN QSDĐ cho hộ dân thì yêu cầu hủy bỏ, thu hồi lại GCN để chuyển sang kí hợp đồng nhận khoán với Cty. Ngoài ra, việc xác nhận của chính quyền xã cho hộ dân khai thác gỗ và lâm sản cần phải được kiểm tra cụ thể trên thực địa và thống nhất với Cty trước khi cấp giấy xác nhận, tránh xác nhận khai thác nhầm vào diện tích rừng của Cty quản lý. Văn bản này thể hiện tỉnh Thái Nguyên đang hết sức nỗ lực giúp Cty Ván dăm Thái Nguyên. Từng nội dung vướng mắc đều có phương hướng chỉ đạo cụ thể.

Vậy nhưng kết quả thực hiện đã không được như mong muốn. GCN QSDĐ đã cấp vẫn không thể thu hồi, tranh chấp “lịch sử” giữa Cty với các hộ dân vẫn tồn tại và chính quyền địa phương vẫn phải xác nhận cho dân khai thác gỗ trên diện tích Cty nhận quyền quản lý. Thực tế phức tạp như mớ bòng bong khiến các ngành chức năng chẳng thể giải quyết một cách đơn giản như chủ trương chỉ đạo của tỉnh.

Việc thu hồi lại GCN QSDĐ lúc này không chỉ dừng lại ở tờ giấy chứng nhận đã cấp ra nay lại thu về. Vấn đề bế tắc ở phần tài sản trên đất mà người dân đã đầu tư sau khi được cấp quyền sử dụng sẽ xử lý thế nào? Đền bù thì không có ngân sách, phía Cty nhiều năm làm ăn thua lỗ không có tiền và cũng không có lý do gì để bỏ tiền.


Nông dân mới là những người chủ đất đích thực

Ngay nội dung yêu cầu chính quyền địa phương chỉ xác nhận cho khai thác gỗ khi đã làm rõ diện tích rừng đó không thuộc của Cty cũng không khả thi bởi đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho dân nghĩa là của dân rồi nhưng theo “quy hoạch” thì vẫn là của Cty hoặc ranh giới đất của Cty với dân không rõ ràng, đất sản xuất khi được giao vẫn xen lẫn với khu dân cư, có nhiều mảnh dân đầu tư canh tác trên đó trải qua hàng chục năm nên bảo của họ còn Cty lâu không ngó ngàng đến cũng không đưa ra được ranh giới rõ ràng nên khó có thể ngăn dân khai thác.

 Trải qua thêm gần chục năm, mâu thuẫn tranh chấp đất càng đi vào bế tắc, phương án “đòi” đất về cho DN hoàn toàn không thể thực hiện mà xem ra hiệu quả sử dụng đất cũng không cao.

Trả đất cho dân sản xuất

Tính đến thời điểm này trên toàn tỉnh Thái Nguyên có 7 Cty sử dụng đất của các nông, lâm trường quốc doanh cũ thì trong đó có tới 6 Cty không khai thác hết quỹ đất. Nếu tình trạng tranh chấp tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới lãng phí tài nguyên đất đai bởi các Cty không thể sử dụng trên phần lớn diện tích đất sản xuất được quy hoạch ngược lại người dân đang sử dụng đất tranh chấp cũng không dám mạnh dạn đầu tư. Vì vậy, giải pháp hữu hiệu nhất là thu hồi đất của các Cty không sản xuất để giao lại cho dân canh tác.

Chủ trương trả lại đất cho dân canh tác nhiều Cty tán thành. Ông Nguyễn Văn Bốn – PGĐ Cty Chè Sông Cầu cho biết, thời gian tới tỉnh sẽ điều chỉnh mức thu thuế sử dụng đất. Nếu giữ đất mà không sản xuất thì Cty sẽ không gánh nổi vì vậy Cty luôn sẵn sàng trả lại địa phương phần lớn diện tích đã được giao. Hiện Cty đang trực tiếp sản xuất trên khoảng 400 ha còn khoảng 1.700 ha đất giao khoán nhưng nếu thực hiện chủ trương trả đất về cho địa phương đơn vị sẽ chỉ giữ lại khoảng 300 ha làm vùng nguyên liệu, trả lại tỉnh 1.800 ha.

Tuy nhiên, việc trả đất không hề đơn giản bởi theo luật thì Cty phải trả đất theo từng lô, từng thửa chứ không thể chỉ giữ khoảng 300 ha, phần diện tích còn lại trả “cả gói”. Nếu làm theo luật, đương nhiên Cty sẽ phải mất thêm một khoản kinh phí tới vài trăm triệu để thuê Trung tâm Đăng kí quyền sử dụng đất trích lục bản đồ từng lô thửa. Chưa kể đến việc có những lô, thửa giáp ranh diện tích không trùng khớp với bản đồ cũ (do công nghệ đo) thì sẽ phải thuê máy tới đo đạc lại, mỗi lần như vậy mất thêm vài chục triệu. Số tiền này quá lớn so với khả năng hiện tại của DN.

Ông Nguyễn Văn Bốn – PGĐ Cty Chè Sông Cầu:

Mỗi hồ sơ trích lục cho từng lô đất, Cty sẽ phải trả cho Trung tâm đăng kí quyền sử dụng đất 20.000 đồng. Nếu trả lại tỉnh Thái Nguyên 1.800 ha đất thì số tiền chi trích lục bản đồ sẽ lên tới vài trăm triệu đồng. Số tiền này Cty không có khả năng chi trả.

Hơn nữa DN lại không có lý do gì để bỏ thêm kinh phí. Chính vì vậy, sau khi làm thủ tục đăng kí quyền sử dụng đất cho diện tích Cty đang trực tiếp sản xuất, phần diện tích còn lại vẫn để cho cán bộ, nhân dân sử dụng, phía Cty cũng tạm thời chưa trả ra. Theo Sở TN- MT tỉnh Thái Nguyên, qua rà soát về thực trạng quản lý sử dụng đất hiện tại ở các đơn vị thấy phần diện tích có thể trả về cho dân khá lớn: Cty Ván dăm Thái Nguyên 4.608 ha; Cty Lâm nghiệp Võ Nhai 4.602 ha; Cty Lâm nghiệp Phúc Tân 3.148,7 ha; Cty Chè Sông Cầu 1.775 ha; Cty Chè Phú Lương 557 ha; Cty Lâm nghiệp Đại Từ 417 ha, tổng cộng xấp xỉ 15.000 ha.

Đây là quỹ tài nguyên đất vô cùng lớn đang để lãng phí, cần sớm được đầu tư, khai thác hiệu quả. Nhiều cuộc họp giữa Sở TN- MT với các Cty đã diễn ra nhằm tìm giải pháp xúc tiến việc trả lại đất cho địa phương nhưng xem ra cả Cty cũng như bên chính quyền sở tại đều chưa thực sự hạ quyết tâm giải quyết dứt điểm. Các DN không trả lại đất là sai nhưng trả lại đất mà mất tiền thì họ không mặn mà. Suy cho cùng, việc DN trả lại đất cho tỉnh rồi tỉnh giao lại cho dân thì người hưởng lợi cuối cùng là nhân dân nên phải xác định đây là vấn đề của chính quyền địa phương chứ không phải của DN. Nên không thể ép DN bỏ kinh phí cho hoạt động này.

Là PGĐ phụ trách quản lý sử dụng đất tại Cty Chè Sông Cầu, ông Nguyễn Văn Bốn cho rằng UBND tỉnh Thái Nguyên nên hỗ trợ Cty về hồ sơ trích lục từng lô, thửa bởi cán bộ Cty không có chuyên môn địa chính mà Sơ đồ địa chính chi tiết đã có trong dữ liệu của Trung tâm Đăng kí quyền sử dụng đất thuộc Sở TN- MT.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm