| Hotline: 0983.970.780

Những tấm bằng vô giá trị

Thứ Năm 19/08/2010 , 10:35 (GMT+7)

Tại sao nhiều nước phát triển lại cho phép cấp công khai các văn bằng Tiến sĩ dởm thậm chí cả Viện sĩ dởm?

* Tại sao nhiều nước phát triển lại cho phép cấp công khai các văn bằng Tiến sĩ dởm thậm chí cả Viện sĩ dởm?

Vũ Minh Hòa, Hạ Hòa, Phú Thọ

Tôi đang công tác tại Mỹ vì vậy có điều kiện tôi đã trao đổi với một số trí thức Việt kiều và được biết đấy là những bằng “thật” chứ không phải bằng “dởm”. Có điều đó là những tấm bằng “vô giá trị”. Ở các nước này “Cái gì không cấm đều là được phép”. Họ đóng đủ thuế cho Nhà nước do đó được phép tồn tại. Có điều là họ không đòi hỏi phải biết ngoại ngữ (có thể thuê người dịch) và không quan tâm lắm đến chất lượng Luận văn (!). Ai thích “háo danh” thì cứ việc nộp đơn và luận án (dởm cũng được) mà thi.

“Trọn bộ” các phôi bằng cấp mẫu của Đại học Corllins: giấy chứng nhận hoàn tất khóa học loại xuất sắc, giấy chứng nhận tham gia hội sinh viên, giấy chứng nhận hoàn tất chứng chỉ, bằng và bảng điểm

Có cả loại dịch vụ cấp bằng không cần thi cử gì cả. Đó là bằng tiến sĩ thật sự “dởm”, chỉ để treo ở nhà riêng cho oai. Tất nhiên là bằng của một trường Đại học vô danh nào đó và chỉ cốt có để treo trong nhà của mình mà thôi. Người Mỹ không ai bảo vệ luận văn ở các trường nói trên vì đó là những tấm bằng vô giá trị, không xin được việc làm và chả dùng để làm gì cả (!).

Tôi thiết nghĩ mọi bằng cấp thi cử ở nước ngoài chỉ sau khi qua sự thẩm định của Bộ Giáo dục & Đào tạo thì mới được công bố và được sử dụng. Như vậy sẽ hết ngay chuyện “tiền mất tật mang” như ông Giám đốc một Sở ở Phú Thọ (và nghe đâu còn hàng trăm ông khác cũng đang sử dụng các tấm bằng vô giá trị như vậy, có ông còn đang làm các chức to ra phết). Theo tôi họ là những người thiếu tự trọng và việc quản lý bằng cấp của Nhà nước ta còn quá lỏng lẻo. Việc này không khó khăn gì để khắc phục. Cần kiểm tra lại tất cả các Tiến sĩ giả này và đình chỉ các chức vụ không tương xứng đối với năng lực có thật của họ. Có lẽ đây là trách nhiệm của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Bộ Nội vụ.

Về hiện tượng này tôi cho rằng đó là thói háo danh và ý thức thiếu tự trọng của người muốn có bằng cấp cao mà không chịu phấn đấu thật sự. Cũng có nguyên nhân là việc quản lý cán bộ của ta chưa tốt. Ai học thật thi thật, học giả thi giả thì đương nhiên cán bộ quản lý các cấp phải biết chứ. Quần chúng tất nhiên là quá biết rồi. Sao không biết lắng nghe dư luận của quần chúng. Ngay cái chức danh “Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học New York” cũng thật nực cười. Chữ Academy có nhiều nghĩa khác nhau. Có thể là Viện Hàn lâm, cũng có thể chỉ là một Hội và thành viên của nó là Hội viên chứ không phải là Viện sĩ (!). Ai có tiền thì muốn đăng ký thì sẽ được gia nhập Hội. Muốn dự các Hội thảo khoa học hay muốn nhận tài liệu khoa học thì thoải mái.

Tất nhiên là phải tự chi hết mọi khoản. Vậy nếu biết như vậy mà cứ nhận là Tiến sĩ, Viện sĩ thì đâu có đánh lừa được ai. Chỉ khiến cho thiên hạ chê cười mà thôi. Khuyết điểm chính là do các cấp quản lý đã không nghiêm chỉnh khi đưa những người này vào các chức vụ không tương xứng. Điều đó dẫn đến những tiền lệ xấu và chỉ có hại cho sự điều hành công tác của những người này.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất