| Hotline: 0983.970.780

Những thách thức lớn cần vượt qua

Thứ Ba 18/02/2014 , 10:50 (GMT+7)

Ngày 15/2/2014, tại TP Vinh, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Khối doanh nghiệp Trung ương và Ngân hàng TMCP Đầu tư& Phát triển Việt Nam (BIDV) đồng tổ chức buổi lễ gặp mặt các nhà đầu tư lần thứ 6.

Ngày 15/2/2014, tại TP Vinh, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Khối doanh nghiệp Trung ương và Ngân hàng TMCP Đầu tư& Phát triển Việt Nam (BIDV) đồng tổ chức buổi lễ gặp mặt các nhà đầu tư lần thứ 6.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trao đổi với các đại biểu

VẪN LÀ TỈNH NGHÈO

Năm 2013, mặc dù tình hình KT-XH của tỉnh Nghệ An vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP 7%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 24 triệu đồng, sản lượng lương thực đạt 1.160.000 tấn, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại đạt 56.505 tỷ đồng (tăng 28%); tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội gần chạm mức 31.730 tỷ đồng; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,44%; sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 6,08%... và luôn nhận được sự quan tâm của Trung ương, Đảng, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương nhưng, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thì tốc độ tăng trưởng của Nghệ An vẫn thấp thua so với hai tỉnh liền kề là Thanh Hóa và Hà Tĩnh.

Ông Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng: Nghệ An đang bị mắc kẹt giữa 2 tỉnh có tốc độ và tiềm năng phát triển kinh tế rất mạnh. Phía bắc là Thanh Hóa với dự án lọc hóa dầu, nhà máy nhiệt điện, cảng biển nước sâu có công suất rất lớn ở Nghi Sơn. Phía nam, Hà Tĩnh cũng có một khu công nghiệp rất quan trọng tại Vũng Áng với số vốn đầu tư khổng lồ.

Điều đó đã tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho Nghệ An. Bởi thế, Nghệ An phải biết nắm bắt thời cơ, tận dụng những thế mạnh mà mình hiện có để chuyển thành lợi thế trong kêu gọi, xúc tiến đầu tư ngay từ bây giờ.

Theo đánh giá của đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội thì Nghệ An vẫn là tỉnh nghèo. Điều đó hoàn toàn đúng vì hiện Nghệ An có tỷ lệ nông dân chiếm đến 80%, đời sống của bộ phận này còn nhiều khó khăn, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nông nghiệp CNC vẫn chưa được đầu tư ra diện rộng, cơ sở hạ tầng yếu kém, không thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nghệ An có cảng biển nhưng tàu trọng tải từ 3 vạn tấn trở lên không ra vào được.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nghệ An muốn thoát nghèo thì cả hệ thống chính trị cần phải chung tay hành động thay vì chỉ lo hô khẩu hiệu, treo băng rôn... Phải kết hợp giữa chiến lược, tầm nhìn với sự quyết tâm đổi mới, cải cách để tạo ra động lực mới nhằm tăng GDP bình quân đầu người lên cao hơn nữa, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới mức bình quân của cả nước hiện nay là 7,6% (Nghệ An đang ở mức 12%).

Nền SX nông nghiệp của Nghệ An vẫn còn rất nhiều hạn chế. Cả tỉnh mới chỉ có TH True Milk là điểm sáng về nông nghiệp CNC, nhưng thành công hiện chỉ mới bước đầu, về lâu về dài còn là chặng đường gian nan, lãnh đạo tỉnh phải tạo điều kiện, khích lệ họ để nhân rộng mô hình ra các địa phương, giúp ngành nông nghiệp bứt phá hơn nữa…

Chủ tịch Quốc hội kỳ vọng năm Giáp Ngọ là thời điểm thích hợp để KT-XH của tỉnh Nghệ An “tung vó” theo đúng tinh thần của một chiến mã thực sự.

CAM KẾT CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Ông Huỳnh Thanh Điền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết: Từ năm 2008 đến nay, hoạt động xúc tiến đầu tư đã trở thành hoạt động thường niên, đã được cấp ủy, chính quyền Nghệ An đặc biệt quan tâm và triển khai quyết liệt.

Chỉ riêng năm 2013, Nghệ An đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 89 dự án, trong đó có 84 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 13.310 tỷ đồng; 5 dự án FDI với số vốn 21 triệu USD. Nâng tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện còn hiệu lực lên 627.

Nhiều công trình trọng điểm, quy mô, sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu châu Âu đang hoạt động rất hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách như: Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa TH; Nhà máy bia Sài Gòn - Sông Lam; Bia Hà Nội – Nghệ An; Bao bì Sabeco; Thủy điện Bản Vẽ; Thủy điện Hủa Na…


Toàn cảnh hội nghị

Bên cạnh đó, nhiều dự án đang triển khai, hứa hẹn sẽ mở ra hướng phát triển mới về KT-XH cho địa phương như: Khu công nghiệp Hoàng Mai của Công ty CP Đầu tư VIP Việt Nam; Nhà máy ván nhân tạo MDF; Nhà máy vật liệu xây dựng không nung; Nhà máy xi măng Tân Thắng; Tổ hợp sản xuất tinh dầu, dược liệu, thực phẩm chức năng công nghệ cao…

Tốc độ tăng trưởng của Nghệ An trong năm 2013 tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chậm so với một số tỉnh bạn.

Nhiều đại biểu cho rằng người dân xứ Nghệ với truyền thống hiếu học, chăm chỉ, thông minh nên cần phải ưu tiên để phát triển những ngành công nghiệp ứng dụng CNC, vừa phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước vừa phù hợp với đặc thù của tỉnh.

Do đó, nếu có chiến lược quy hoạch đúng thì những tiềm năng hiện có mới phát huy được. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Nghệ An là một trong những địa phương có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên phải tìm hiểu thật kĩ trước khi áp dụng “trồng cây gì nuôi con gì” đảm bảo hiệu quả và cho thu nhập cao...

Kế hoạch 5 năm (2011-2015) đã gần kết thúc đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong đó tập trung phát huy tối đa những tiềm năng, lợi thế sẵn có, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư thông thoáng theo hướng “gạn đục khơi trong” để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra bước đột phá mới cho địa phương…

Theo Ban tổ chức, thời gian tới, Nghệ An sẽ cố găng thu hút được 75-85 dự án trên các lĩnh vực với tổng mức vốn đăng ký khoảng 12.000-14.000 tỷ đồng từ các nhà đầu tư lớn có tiềm lực và kinh nghiệm, trong đó có các tập đoàn, công ty ở một số cường quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, EU…

Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Xuân Đường, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cảm ơn các ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn sinh Hùng và các bộ, ngành TW, đồng thời cam kết sẽ làm hết sức mình và luôn sát cánh, đồng hành cùng các doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư vào làm ăn có hiệu quả tại Nghệ An.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm