| Hotline: 0983.970.780

Những thầy thuốc trên "mặt trận nguy hiểm"

Thứ Năm 27/02/2014 , 10:36 (GMT+7)

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là nơi điều trị các bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, Khoa nhiễm E vẫn là nơi đáng sợ nhất bởi đang tiếp nhận điều trị các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là nơi điều trị các bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, Khoa nhiễm E vẫn là nơi đáng sợ nhất bởi đang tiếp nhận điều trị các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.  Hằng ngày, đội ngũ y bác sĩ ở đây luôn phải đối diện với những tai họa khó lường.

Khoa nhiễm E có 8 bác sĩ và 23 điều dưỡng viên nhưng chỉ có 5 bác sĩ tham gia điều trị (3 bác sĩ đang đi học). Không chỉ chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân mà hàng ngày, mỗi bác sĩ, điều dưỡng vào giờ làm việc đều luôn trong tư thế sẵn sàng với mọi tình huống như “lực lượng phản ứng nhanh”.

Khi biết mình bị nhiễm căn bệnh thế kỷ, hầu hết các bệnh nhân rất bi quan, họ thường có những cách hành xử không ai lường trước được... BS CK1 Trần Quốc Tấn kể, có lần, một bệnh nhân nam có tiểu sử chích xì ke vào viện với thái độ hết sức hung dữ, mắng vợ đuổi thân nhân ầm ĩ. Bác sĩ và điều dưỡng trong khoa đã nghi ngờ và hết sức cảnh giác với anh.


BS trưởng Khoa nhiễm E, BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM Ngô Thị Kim Cúc cùng đồng nghiệp cấp cứu bệnh nhân giai đoạn cuối

Anh nhập viện với triệu chứng đau bụng quằn quại, sau khi chích thuốc chưa đạt hiệu quả, bỗng anh rút con dao Thái Lan giấu trong người ra, rạch bụng mình, lôi ra đoạn ruột, cắt đứt 5 -7 đoạn rồi mới lăn lộn kêu cứu… Lại có bệnh nhân nữ, sau khi được tư vấn cách điều trị bệnh, cô lắng nghe, đồng ý với bác sĩ, thái độ hết sức điềm tĩnh, không hề lộ vẻ bị quan. Tuy nhiên, chỉ 30 phút sau, cô đã dùng lưỡi lam cắt tay tự tử trong toa-let. Nhờ tinh thần cảnh giác, thấy cô đi vào nhà vệ sinh hơi lâu, bác sĩ vào gọi cô nên mới kịp cứu sống...

BSCK II Ngô Thị Kim Cúc, Trưởng khoa nhiễm E chia sẻ: Tiến bộ y học những năm gần đây đã đưa căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS vốn được xem như thần chết báo trước, trở thành loại bệnh mạn tính có thể khống chế. Do vậy, những người lỡ mắc căn bệnh này có thể bình tĩnh, kiên trì điều trị để cuộc sống có ý nghĩa hơn.

BS. Quốc Tấn cho biết, với các dự án tham vấn, cấp thuốc ARV miễn phí, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS với tổ chức Esther Pháp, VCHAP, HAIVN - Đại Học Harward, CDC Hoa Kỳ…, có rất nhiều phác đồ điều trị phù hợp từng đối tượng. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều bệnh nhân thích thì uống thuốc, chán thì bỏ điều trị và khi bị bệnh tật hành hạ thì vào mắng chửi y bác sĩ. Hầu hết các y bác sĩ và điều dưỡng ở khoa này làm việc luôn trong tình trạng chịu nhiều áp lực của bệnh nhân, nhưng không muốn than thở cùng ai.

Điều dưỡng trưởng Kim Nhung chia sẻ: 23 điều dưỡng viên khoa nhiễm E chúng tôi luôn làm việc trong môi trường bị bệnh nhân chửi mắng thường ngày. Bị dọa đâm kim cũng không lạ, thậm chí bị gây gổ, đánh đập và bóp cổ… bất cứ lúc nào.  Những bệnh nhân HIV/AIDS là đối tượng ma túy, chích xì ke nên họ lấy ven rất giỏi. Hầu hết mạch ven của bệnh nhân này đều chai, lấy ven truyền dịch rất khó khăn.

Đa số điều dưỡng phải tìm ven ở những vị trí nhạy cảm. Lấy ven đau là cớ để họ mắng, đâm 2 - 3 lần không được là có thể bị đánh, mắng. Đang truyền dịch mà bệnh nhân không thích, là họ ra lệnh rút kim. Không kịp làm theo lệnh là bệnh nhân rút kim ra đòi đâm y tá, điều dưỡng. Có bệnh nhân còn "cười chê" điều dưỡng lấy ven thua họ và giằng kim tự lấy ven cho mình. Chỉ đến khi họ thấy, lấy ven để có thể truyền thuốc trong thời gian dài khác với lấy ven chích xì ke trong phút chốc, họ mới dần thông cảm và thay đổi thái độ.

Nhiều bệnh nhân, sau thời gian điều trị, sức khỏe ổn định, không những có thể đi làm mà còn có tình yêu, lập gia đình, sinh con đẻ cái… quay về khoa gặp chúng tôi để cảm ơn. Đó chính là động lực để đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng chúng tôi gắn bó với nghề, vượt lên tất cả khó khăn, nguy hiểm.

Với xã hội, bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS vẫn phải chịu nhiều kỳ thị. Không chỉ vậy, những người tham gia điều trị bệnh này cũng chịu chung thái độ. Dù không ít y bác sĩ, điều dưỡng phải uống thuốc phòng chống phơi nhiễm nhưng họ vẫn kiên cường bám trụ công việc vất vả này, với cái tâm "Coi người bệnh như người thân của mình".

Với những cống hiến thầm lặng đó, Khoa nhiễm E đã được tặng nhiều Bằng khen của Bộ Y tế, Sở Y tế và UBND TP.HCM.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất