| Hotline: 0983.970.780

Những "thủ thuật" của chủ đầu tư

Thứ Sáu 19/07/2013 , 10:29 (GMT+7)

Ông Lô Văn Chiến, Phó chủ tịch Hội đồng bồi thường hỗ trợ và TĐC công trình thủy điện Hủa Na của huyện Quế Phong (Nghệ An) dẫn chúng tôi đi thực tế tại một số điểm TĐC.

Ông Lô Văn Chiến, Phó chủ tịch Hội đồng bồi thường hỗ trợ và TĐC công trình thủy điện Hủa Na của huyện Quế Phong (Nghệ An) dẫn chúng tôi đi thực tế tại một số điểm TĐC.

>> Chủ đầu tư đánh trống bỏ dùi (!?)

Ông không hề giấu diếm khi nói với PV: Hội đồng bồi thường và Ban quản lý dự án TĐC là cơ quan góp phần quyết định trong việc giúp Chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ di dời dân để các nhà thầu thi công nhanh công trình thủy điện Hủa Na. Lẽ ra chúng tôi phải được chủ đầu tư quan tâm số một (về khoản kinh phí hoạt động) để động viên anh chị em làm việc một cách tích cực, hiệu quả nhất cho họ. Thế mà đến tận hôm nay chủ đầu tư vẫn còn nợ Hội đồng bồi thường và Ban quản lý dự án TĐC trên 3,5 tỷ đồng.

Từ năm 2011 đến nay, theo hợp đồng giữa chúng tôi với chủ đầu tư, tổng nguồn kinh phí để 2 đơn vị này hoạt động gần 3,85 tỷ đồng. Nhưng cho đến nay chủ đầu tư mới chuyển trả được gần 2.238 triệu đồng. Hiện còn nợ 1.609 triệu đồng. Có những lúc mấy tháng liền anh em cán bộ, nhân viên không được nhận lương. Văn phòng phẩm để phục vụ công việc cũng phải ký nợ. Riêng khoản lương, chờ mãi chưa có, chúng tôi phải ứng nguồn khác để chi lương nếu không họ làm sao an tâm làm việc được.


Mặt trước Trường THCS Đồng Văn bị xói lở nghiêm trọng

Không có kinh phí hoạt động, có thời điểm cả tháng ròng, xe ô tô của 2 đơn vị không có giọt xăng nào đành phải đắp chiếu nằm nhà. Phía Hội đồng bồi thường cũng tương tự, kinh phí được phê duyệt (năm 2012 + 2013) tổng cộng 5,5 tỷ đồng đến nay (10/7/2013) chủ đầu tư vẫn còn nợ 1,9 tỷ đồng (?!). Điều chúng tôi buồn nhất là chủ đầu tư cứ mạnh miệng hứa với dân rồi để đấy không chịu thực hiện. Đồng bào các dân tộc ở đây sống thật thà, chất phác nên khi nghe chủ đầu tư hứa với họ thế này, thế nọ mà sau đó không làm thì càng làm bà con thêm bức xúc...

Dẫn chúng tôi vào thăm Trường THCS Đồng Văn (đóng tại bản Đồng Mới, xã Đồng Văn). Ngôi trường này nằm cạnh QL48 đi cửa khẩu Thông Thụ mà chủ đầu tư vẫn bỏ mặc như không có chuyện gì xẩy ra nên không cần phải đi xa chỉ nhìn vào thực trạng được “phơi bày" ở đây mới hiểu vì sao chính quyền và người dân lại phải bức xúc đến như vậy.

Nhìn chiều dài mặt trước bám theo dòng sông dài khoảng trên dưới 300 mét nền đất san ủi từ trên núi xuống để xây dựng trường học đã và đang bị xói lở một cách khủng khiếp khiến chúng tôi không khỏi lo ngại cho tính mạng của các em khi mùa mưa lũ đang đến gần.

Anh Lô Văn Chiến thở dài cho biết: Trước thời điểm chính thức chặn dòng để tích nước lòng hồ (ngày 4/7/2012), từ tháng 5/2012, để trấn an chính quyền và người dân, chủ đầu tư đã có vẻ rất sốt sắng trong việc đáp ứng hết mọi yêu cầu mà người dân và chính quyền đặt ra. Họ thuê người đến đo, vẽ, thiết kế để làm kè chống sạt lở tại các điểm tái định cư, trong đó có kè mặt trước tại Trường THCS Đồng Văn... Thế nhưng chặn dòng xong, đã một năm trôi qua mà các bản thiết kế vẫn chưa được phê duyệt để thi công nên mới ra nông nỗi ấy.

Anh Hà Văn Phong, Trưởng bản Piêng Cu 1 bức xúc cho biết: Để đẩy nhanh tiến độ di dời dân đến khu TĐC mới, chủ đầu tư “treo” giải thưởng là những hộ dân di dời tới khu TĐC sớm, vượt tiến độ (trước thời hạn), mỗi hộ được tặng 1 con bò. Bà con nghe thế sướng lắm, chúng tôi cũng ngày đêm tích cực vận động họ di dời nhanh ra nơi TĐC để lĩnh thưởng. Kết quả 92 hộ dân bản Long Lanh (xã Đồng Văn) đã di dời về Piêng Cu 1 gọn gàng và sớm nhất. Tết Nguyên đán 2010, 18 hộ đầu tiên dựng xong nhà và chính thức ăn Tết tại nơi ở mới, họ mời ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT đến chung vui với bà con. Ngay những ngày đầu năm mới, 13/18 hộ dân nói trên đã cay đắng khi thấy mình bị “ăn” quả lừa, khi nghe là ông Hùng tuyên bố chỉ thưởng bò cho 5/18 hộ...

Chuyện 13 hộ di chuyển vượt tiến độ đã bị bật ra làm mọi người bức xúc đã đành. Nỗi ấm ức của 5 hộ thuộc diện được nhận bò cũng không kém khi lời hứa của ông Nguyễn Mạnh Hùng tan nhanh theo gió ngàn từ đó đến nay. Năm hộ được ông Hùng “thưởng” bò vẫn chưa biết bao giờ mới nhận được bò của chủ đầu tư.

Điều làm chúng tôi “muối mặt” với bà con là do dân bị khất lần nhiều quá nên ai cũng bảo Trưởng bản lừa dân. Bức xúc quá, chúng tôi lại lên đòi xã. Xã lên đòi huyện... Huyện cũng chết điếng không biết trả lời sao với dân...

Vì thế, nói thật với các anh là dân đang mất lòng tin vào cả hệ thống chính trị của huyện. Ngày 7/6/2013, nhân cuộc họp với chủ đầu tư, khi bị chính quyền chất vấn mạnh quá về việc này, ông Nguyễn Mạnh Hùng lại hứa với dân sẽ quy 5 con bò thành tiền và sẽ chuyển ngay sau cuộc họp trên. Thế nhưng từ đó đến nay lời hứa này cũng đã bị gió cuốn đi... Anh Phong chua chát nói.

Không chỉ nợ dân TĐC đủ thứ, các đơn vị thi công các hạng mục công trình dân sinh phục vụ cho việc TĐC cũng khốn khổ không kém. Theo thống kê của 24 đơn vị trực tiếp ký hợp đồng thi công các công trình hạ tầng như đường giao thông, nhà ở, đường điện, nước sinh hoạt, giao đất đo đạc thành lập bản đồ địa chính... cho chủ đầu tư đều được ứng tiền một cách nhỏ giọt. Hậu quả là các đơn vị này phải thi công cầm chừng, hoặc ngừng thi công chờ vốn.

Có một số điểm dân cư, nhà vệ sinh, thậm chí nhà ở đã làm xong nhưng đơn vị thi công vẫn không hoàn thiện để bàn giao. Riêng bản Piêng Cu 1 có 19 công trình phụ hiện chưa lợp mái nên dân TĐC không làm sao sử dụng được.

Ông Trần Ngọc Chính, kế toán của Hội đồng bồi thường hỗ trợ và TĐC công trình thủy điện Hủa Na nói với chúng tôi: Theo số liệu của các đơn vị thi công ký hợp đồng với chủ đầu tư thi công các hạng mục công trình dân sinh tại các điểm TĐC báo về Hội đồng thì hiện chủ đầu tư công trình thủy điện Hủa Na mới thanh toán cho 24 đơn vị với tổng số tiền gần 45 tỷ đồng/117,58 tỷ đồng. Trong đó có một số đơn vị có số tiền chưa được thanh toán còn rất lớn như Cty CP TM-ĐT và xây dựng 424 (10,273 tỷ đồng); Cty ĐTXD Thành Long (trên 6,5 tỷ đồng); Trung tâm KTTN và môi trường Nghệ An (gần 6 tỷ đồng); Cty CP Hải Âu (trên 6,13 tỷ đồng)...

Việc các đơn vị thi công cầm chừng hoặc ngừng thi công để chờ kinh phí đã làm cho nhiều hạng mục công trình chưa hoàn thiện gây ảnh hưởng trực tiếp đến người dân tại các điểm TĐC tại Quế Phong chính là lý do khiến người dân và chính quyền huyện thêm bức xúc.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ quý II/2024

Mục tiêu của toàn ngành nông nghiệp quý II là tăng trưởng giá trị gia tăng toàn ngành 3,37%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 14 - 14,5 tỷ USD.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.