| Hotline: 0983.970.780

Những vụ đào thoát khiến nhà chức trách "bó tay"

Thứ Năm 13/09/2012 , 10:55 (GMT+7)

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện Trung Quốc có hơn 4.000 quan tham đang sống lưu vong với số tiền 5 tỷ NDT...

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện Trung Quốc có hơn 4.000 quan tham đang sống lưu vong với số tiền 5 tỷ NDT lấy từ những đồng thuế của người dân. Nếu tính cả những vụ chưa bị điều tra, có lẽ con số còn nhiều hơn thế, theo tính toán của trang mạng Sohu.

>> 8 năm ''tàng hình'' trong hang
>> Trùm buôn lậu sau 12 năm chạy trốn
>> Tên phát xít bị truy lùng gắt gao nhất thế giới

Những vụ đào thoát chấn động

Ngày 12/10/2011 là một ngày bình thường với cả tỷ người Trung Quốc, nhưng đó là ngày mà ngành ngân hàng nước này sẽ không bao giờ quên. Hôm đó, hệ thống kiểm tra tự động của ngân hàng trung ương Trung Quốc phát hiện số tiền thất thoát khoảng gần nửa tỷ USD.

Phạm vi xảy ra vụ việc động trời này được xác định là ở tỉnh Quảng Châu. Sau đó, thanh tra ngân hàng cho biết số tiền trên “bốc hơi” từ thành phố Khai Bình.

Ba ngày sau, Trưởng phòng tài chính ngân hàng Quảng Châu - chi nhánh của hệ thống ngân hàng trung ương Trung Quốc, ông Hứa Siêu Phàm bỗng nhiên mất tích. Cũng trong ngày này, hai trưởng phòng khác trong ngân hàng Quảng Châu là Chấn Đông và Hứa Quốc Tuấn cũng biến mất đầy bí ẩn.

Ba cái tên được ngân hàng Trung Quốc cho là “bài học ghim vào xương tủy” đã lần lượt nắm giữ chức Giám đốc chi nhánh ngân hàng thành phố Khai Bình, đơn vị trực thuộc ngân hàng tỉnh Quảng Châu.


Hồ sơ về hơn 4.000 quan tham chạy trốn ra nước ngoài vẫn đang là thách thức với công an Trung Quốc

Cảnh sát thành phố Quảng Châu được huy động lùng bắt ba vị quan tham ngân hàng, thế nhưng, gia đình của họ đã di cư ra nước ngoài. Tuy nhiên, toàn bộ mạng lưới an ninh của Quảng Châu đều bị “bịt mắt”, không ai nói chính xác được ba ông quan cùng số tiền khổng lồ đang ở nước nào.

Vụ án chỉ được tổng kết với vài dòng ngắn gọn: Cả ba đã câu kết với nhau trong suốt 9 năm và dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để che mắt ngân hàng trung ương, cùng hệ thống an ninh của ngành công an để ôm gọn số tiền khổng lồ ra nước ngoài.

Lần ngược lại những vụ quan chức đào tẩu, công an Trung Quốc cho biết, từ những năm 80 của thế kỷ trước, trốn ra nước ngoài đã là lựa chọn hàng đầu của các quan chức hai tay vấy bẩn tiền thuế xương máu của người dân.

Thời đó, một vị trưởng phòng tài vụ của Cục kế hoạch, đầu tư ở đặc khu kinh tế Thâm Quyến cũng ghi tên mình vào danh sách 4.000 quan tham trốn thoát với kỷ lục ôm 13 triệu NDT đưa người tình đi du lịch nhiều nước từ Á sang Âu trước khi biến mất.

Cho đến nay, công an Trung Quốc vẫn chưa thể xác định ông quan tham đa tình đang ung dung hưởng thụ cuộc sống ở nơi nào trên thế giới.

Điểm chung của những vụ trốn chạy trót lọt là các quan tham luôn bố trí cho vợ con đi nước ngoài trước, còn bản thân theo sau.

“Rõ ràng, sự hiểu biết về pháp luật và cách làm việc của cảnh sát đã giúp họ có những nước cờ cực khéo léo để không bị truy bắt”, một quan chức Bộ Công an Trung Quốc nói.

Phạm tội là chạy, chạy là thoát?

“Cho tới nay, những quan chức bị bắt sau khi đã trốn ra nước ngoài là quá ít, thậm chí con số đó chỉ là phần nghìn. Việc phá án cũng gặp nhiều rắc rối về chi phí và hệ thống pháp lý hỗ trợ, Trung Quốc đang đối mặt thách thức nghiêm trọng về chống tham nhũng”, bài viết trên báo của Viện kiểm sát trung ương Trung Quốc bình luận.

Để xử lý những vụ ôm tiền đào thoát, Trung Quốc đã ký hiệp định dẫn độ tội phạm với Thái Lan năm 1994. Đây là quốc gia đầu tiên có hiệp định tương trợ tư pháp với Trung Quốc.

Thời điểm đó, Thái Lan với lợi thế gần về địa lý, “xa xôi” về pháp luật, và đặc biệt là số người Hoa sinh sống khá đông được coi là nơi lý tưởng cho các quan tham muốn trốn thoát.

Cho tới nay, Trung Quốc đã ký hiệp định tương tự với hơn 40 nước trên thế giới, trừ Mỹ, quốc gia được nói là thiên đường của tội phạm kinh tế dính lệnh truy nã ở Trung Quốc.

Tháng 8/2000, Trung Quốc có vụ truy bắt, dẫn độ thành công đầu tiên khi Dương Ngạn Quân, Giám đốc một chi nhánh tín dụng ở Bắc Kinh bị bắt ở Mông Cổ cùng số tiền tham ô hơn 2 triệu NDT.

Một năm sau, nước này có vụ bắt giữ thành công thứ hai với việc đưa Từ Hồng - tội phạm lừa đảo kinh tế về nước. Trước đó, Từ Hồng bị cáo buộc lừa đảo hơn nửa tỷ NDT với chiêu bài “doanh nhân người Mỹ gốc Hoa”. Tuy nhiên, báo giới Trung Quốc không nói rõ, “quốc gia Nam Mỹ” là nước nào.

So với con số chính thức là 4.000 quan tham đào thoát, việc Trung Quốc mới chỉ bắt được chưa tới 500 người bị cho là thất bại nặng nề về mặt kinh tế, chính trị nước này.


Mỗi năm, Trung Quốc chỉ bắt và dẫn độ thành công khoảng 5 quan tham

“Bình quân mỗi năm có 20 tới 30 vụ án lớn được chuyển lên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Thế nhưng, mỗi năm cũng chỉ bắt được khoảng 5 người. Có thể nói là chỉ túm được một góc nhỏ nổi trên mặt của tảng băng khổng lồ”, một quan chức giấu tên trong cơ quan công tố cao cấp nhất Trung Quốc nói với Reuters.

Mới đây nhất, Trung Quốc lại một phen lao đao vì vụ Bí thư Đảng thành phố Phong Thành, tỉnh Liêu Ninh đã bỏ trốn ra nước ngoài từ tháng 4 năm nay và đem theo khoản tiền trị giá 200 triệu NDT (32 triệu USD), theo hãng tin AP.

Chinadaily dẫn lời quan chức địa phương xác nhận “Bí thư Vương Quốc Cường đã đi nước ngoài mà không được sự cho phép và chưa báo cáo cấp trên”. Tuy nhiên, báo chí nhà nước Trung Quốc vẫn chưa có con số chính xác về số tiền mà ông Vương đã đem theo.

Trang mạng xã hội weibo của Sina sau đó rộ tin đồn ông Vương đã trốn sang Mỹ khi có một cuộc điều tra về Cty đang làm ăn với thành phố Phong Thành mà giám đốc là bạn học cũ của ông cựu Bí thư tỉnh ủy. Nhưng mọi thứ vẫn chỉ dừng ở mức tin đồn.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng trung ương Trung Quốc, trong 2 thập kỷ qua, các tham quan đã tuồn ra nước ngoài khoản tiền lên đến 120 tỷ USD. Khoảng 16.000 - 18.000 quan chức chính phủ và giám đốc các Cty nhà nước đã trốn khỏi Trung Quốc hoặc biến mất cùng với những khoản tiền bất hợp pháp. 

Điểm đến ưa thích của các quan chức cao cấp Trung Quốc thường là những nước phát triển như Mỹ, Canada và Australia. Những quan chức nhỏ với số tiền kiếm được ít hơn thì lựa chọn điểm đến là Nga và Thái Lan.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm