| Hotline: 0983.970.780

Những vũ khí thế hệ mới Trung Quốc sẽ triển khai trong năm tới

Thứ Năm 27/12/2018 , 09:42 (GMT+7)

Quân đội Trung Quốc sắp đưa vào hoạt động hàng loạt vũ khí thế hệ mới nhằm hiện thực hóa mục tiêu hiện đại hóa quân đội.

Tàu sân bay Type-001A trong lễ hạ thủy. Ảnh: Sina.

Trung Quốc gần đây mạnh tay đầu tư cho tiềm lực quân sự và đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong công nghệ quốc phòng. Nhiều vũ khí chủ chốt được cho là có thể cải thiện đáng kể năng lực của quân đội nước này sẽ được hoàn thiện và biên chế trong năm 2019, theo SCMP.

Tàu sân bay nội địa đầu tiên Type 001A của Trung Quốc đã trải qua ba đợt thử nghiệm trên biển trong năm 2018 và dự kiến đi vào hoạt động năm 2019. 

Dựa trên thiết kế của tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc chế tạo Type 001A từ năm 2013, với một số cải tiến như nâng cấp hệ thống radar, tích hợp trung tâm chỉ huy và đặc biệt là mở rộng nhà chứa máy bay, cho phép tàu có thể mang theo 32 tiêm kích J-15 thay vì 26 chiếc.

Tuy nhiên, Type 001A vẫn sử dụng kiểu cất cánh nhảy cầu truyền thống, vốn bị coi là thiết kế lạc hậu và hạn chế tải trọng của các tiêm kích hạm. Điều này khiến Type 001A nhiều khả năng vẫn chỉ được sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến biển gần của Trung Quốc. Sau khi được biên chế, tàu sân bay nội địa này sẽ được đặt theo tên một tỉnh của Trung Quốc.

Tàu khu trục Type 055 đầu tiên của Trung Quốc trong lễ hạ thủy. Ảnh: Sina.

Năm 2019, hải quân Trung Quốc cũng sẽ tiếp nhận loạt tàu khu trục Type 055 đầu tiên sau khi hoàn tất quá trình thử nghiệm trên biển được bắt đầu từ hồi tháng 8. Khu trục hạm trang bị tên lửa dẫn đường này có lượng giãn nước tới 12.000 tấn, lớn hơn rất nhiều so với các tàu khu trục thông thường và sẽ đóng vai trò hộ tống chính trong nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai của Bắc Kinh.

Type 055 được thiết kế dựa trên tàu khu trục mang tên lửa Type 052D và được hải quân Trung Quốc kỳ vọng sẽ trở thành đối thủ của lớp tàu khu trục tàng hình Zumwalt Mỹ.

Về vũ khí, Type-055 được cho là có 128 ống phóng thẳng đứng (VLS) để khai hỏa tên lửa phòng không và các loại đạn khác, nhiều hơn 6 ống so với tuần dương hạm lớp Ticonderoga, lớp tàu mặt nước được trang bị nhiều vũ khí nhất của hải quân Mỹ.

Quân đội Trung Quốc hồi cuối tháng 11 có thể đã lần đầu tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa JL-3 từ một tàu ngầm Type-032 (lớp Qing) đã được cải tiến trên biển Bột Hải.

JL-3 là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) thế hệ ba được phát triển từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41, dự kiến trở thành vũ khí chính của tàu ngầm chiến lược Type-096 tương lai của Trung Quốc. Tên lửa này có tầm bắn ước tính tới 12.000 km, cho phép nó có thể vươn tới mọi mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ, dù được phóng từ khu vực gần bờ biển Trung Quốc.

JL-3 có khả năng mang được 5-10 đầu đạn với sức mạnh tương đương 16 quả bom hạt nhân ném xuống Hiroshima.

Tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 095 sẽ đóng vai trò hộ tống dưới nước cho nhóm tàu tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc. Hải quân nước này dự kiến biên chế tới 8 tàu ngầm Type 095.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Type 095 có độ ồn thấp hơn nhiều so với mẫu tiền nhiệm Type 093B nhờ sở hữu công nghệ giảm thiểu tiếng ồn tốt. Ngoài ra, tàu cũng được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập (AIP), giúp nó có thể hoạt động trong thời gian dài dưới nước.

FC-31, tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, được trưng bày tại triển lãm hồi năm 2015. Ảnh: Cri.cn

Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm FC-31 "Gyrfalcon" được phát triển bởi Tập đoàn máy bay Thẩm Dương. Định danh FC cho biết đây là dự án do tư nhân phát triển độc lập, khác với dòng J-20 của tập đoàn Thành Đô được quân đội Trung Quốc cấp vốn đầu tư.

FC-31 có kích thước nhỏ hơn tiêm kích tàng hình J-20 và có thể ứng dụng nhiều cải tiến từ siêu tiêm kích F-35C của hải quân Mỹ. Máy bay có thể mang tối đa 8 tấn vũ khí, gồm hai tấn ở khoang vũ khí giấu trong thân và 6 tấn trên các giá treo dưới cánh.

Trong khi đó, máy bay trinh sát và cảnh báo sớm JK-600 sẽ được trang bị radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) và biên chế cho tàu sân bay sử dụng máy phóng điện từ trong tương lai của Bắc Kinh.

Mô hình thiết kế H-20 của Trung Quốc. Ảnh: Defense Blog.

Trung Quốc cũng xác nhận oanh tạc cơ chiến lược mới H-20 sẽ gia nhập biên đội máy bay chiến đấu J-20, máy bay vận tải Y-20 và trực thăng Z-20 trong chuỗi máy bay mới có số hiệu 20 thuộc không quân PLA.

Dự án H-20 được Bắc Kinh tiến hành từ đầu những năm 2000 nhưng mới được xác nhận vào 2016. Theo các chuyên gia, H-20 ứng dụng thiết kế cánh bay (flying wing) tương tự mẫu B-2 Spirit của Mỹ, tối ưu cho tầm bay xa và khả năng tàng hình trước radar. H-20 được cho là đạt tầm bay 10.000 km và sử dụng 4 động cơ phản lực WS-10 không có chế độ đốt tăng lực.

Biến thể H-20 hoàn chỉnh dường như mang được 20 tấn vũ khí gồm bom và tên lửa hành trình với tầm bắn tới 2.000 km, cũng như một số vũ khí tương lai như tên lửa tàng hình GB-6A. Giới phân tích nhận định H-20 có thể đóng vai trò sở chỉ huy trên không của không quân Trung Quốc.

(vnexpress.net)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm