| Hotline: 0983.970.780

Những vùng đất thiêng: Hòn đá oan hồn

Thứ Ba 08/09/2015 , 10:43 (GMT+7)

Đó là hòn đá từng được Nguyễn Ánh dùng làm vật kê đầu tướng sĩ nhà Tây Sơn để cho voi giậm./ Huyền bí quanh một ngôi làng

Trước khi Thượng tọa Thích Hồng Phương cung thỉnh hòn đá từng được Nguyễn Ánh dùng làm vật kê đầu tướng sĩ nhà Tây Sơn để cho voi giậm về chùa Hương Quang nằm trên địa bàn thôn Bính Đức, xã Tây Vinh (huyện Tây Sơn, Bình Định), người dân sống quanh thành Hoàng Đế thuộc xã Nhơn Hậu (TX An Nhơn), nơi đặt hòn đá, luôn phải sống trong nơm nớp lo sợ vì sự linh thiêng của hòn đá này.

Hòn đá linh thiêng

Tương truyền, khi Nguyễn Ánh đánh chiếm thành Hoàng Đế, liền sau đó ông mở cuộc trả thù tàn khốc. Nơi máu tràn như suối chính là chốn kinh đô xưa, thành Hoàng Đế. 

Khi ấy, Nguyễn Ánh dụ những người trong hoàng tộc, tướng sĩ nhà Tây Sơn ra đầu thú với lời hứa sẽ không trả thù, ai phạm trọng tội thì đày vào miền Nam khai khẩn đất mới, ai có tài được trọng dụng. Để không phải sống lưu vong chui lủi, rất đông người trong hoàng tộc và tướng sĩ nhà Tây Sơn rời nơi ẩn nấp ra đầu thú.

Lời hứa gió bay, ngay sau đó Nguyễn Ánh giết tất những người chiêu hồi, bất kể già trẻ. Nguyễn Ánh sai người lên núi đào về 6 hòn đá vuông vức, đặt ở vùng đất gọi là pháp trường. Tù binh nhà Tây Sơn lần lượt được dắt đến pháp trường, binh sĩ thì kê đầu xuống những hòn đá để đao phủ chém. 

Trong 6 hòn đá ở pháp trường có 1 hòn được dành riêng để hành hình những người trong hoàng tộc và các tướng lĩnh cao cấp nhà Tây Sơn. Hòn đá này dùng để kê đầu các tù binh thuộc loại trọng tội, sau đó cho voi giẫm đạp đến nát, nhằm kéo dài sự đau đớn. Mỗi hòn đá ở pháp trường thấm đẫm máu của cả ngàn người.

Dâu bể đổi thay, 6 hòn đá ở pháp trường của Nguyễn Ánh giờ chỉ còn 2 hòn, 1 hòn dùng để kê chém đầu (gọi là hòn đá chém) và 1 hòn kê đầu để voi giẫm.

Thời Nguyễn Ánh còn đương vị, đêm đêm, từ hòn đá chém lăn ra nhiều chiếc đầu lâu, tìm đến nhà từng vị quan triều Nguyễn gõ cửa, từ những chiếc đầu lâu vang lên tiếng kêu than, đòi mạng thảm thiết. 

Quá kinh hãi, các vị quan triều Nguyễn thỉnh một vị cao tăng ở chùa Thập Tháp (Nhơn Thành, TX An Nhơn) về cúng và đưa hòn đá chém về chùa. Hòn đá kê đầu cho voi giẫm vẫn còn ở vùng đất ngày xưa Nguyễn Ánh làm pháp trường, gần khu dân cư thuộc xã Nhơn Hậu hiện nay.

Theo các lão niên ở xã Nhơn Hậu, hòn đá voi giẫm nằm khuất lấp trong bụi rậm ở chân 1 ngọn đồi từ trăm năm nay. Cách đây khoảng hơn 15 năm, 1 người tự xưng là thầy pháp ở Nhơn Hậu cho rằng mình có khả năng điều khiển âm binh, đã thuê người đưa hòn đá về nhà mình. Đưa hòn đá về nhà buổi sáng, buổi chiều ông thầy pháp nói trên lên cơn tai biến lăn đùng ra chết.

Sau khi lo ma chay cho cha, con trai ông thầy pháp lập tức tìm cách đưa hòn đá ra khỏi nhà, đặt ở gò đất thấp, cạnh con đường dẫn về tháp Cánh Tiên. Sau cái chết của ông thầy pháp, dân xã Nhơn Hậu càng thấy sợ hòn đá voi giẫm.

Cụ Phạm Thứng (79 tuổi) ở xóm 10, thôn Bính Đức, xã Tây Vinh (huyện Tây Sơn), người trực tiếp cung thỉnh hòn đá voi giẫm về chùa Hương Quang, kể: “Lúc tôi xuống Nhơn Hậu tìm hiểu về hòn đá voi giẫm, nghe dân tình nói nhiều về sự kỳ bí của nó. Họ kể, cứ đến 14, rằm, 30, mùng một âm lịch là có 5 cô gái có độ tuổi từ 15 đến 20 từ hòn đá bước ra, rồi đi lững thững về phía ga Vân Sơn. Đi theo 5 cô là 5 luồng ánh sáng rực rỡ. Chuyện này xảy ra thường xuyên nên người dân địa phương luôn cảm thấy bất an”.

Oan hồn được giải thoát

Để tìm hiểu thêm về hòn đá voi giẫm, chúng tôi tìm về chùa Hương Quang nằm trên địa bàn thôn Bính Đức, xã Tây Vinh để gặp Thượng tọa trụ trì Thích Hồng Phương, người có nhiều nghiên cứu tâm linh về hòn đá này.

Thượng tọa Thích Hồng Phương cho hay, mỗi năm hòn đá này chỉ linh ứng một vài lần, thậm chí có năm chỉ 1 lần, mỗi lần vài tiếng đồng hồ. Thượng tọa khẳng định, với những hòn đá chứa nhiều năng lượng âm, những bậc chân tu hoặc người đủ đầy tâm đức có thể cảm nhận bằng sự nhạy cảm của cơ thể mình khi nó linh ứng. Mặc dù hòn đá rất to, nhưng năng lượng chỉ tụ ở 1 điểm nhất định.

Theo Thượng tọa Thích Hồng Phương, mặc dù có cả ngàn người bị hành quyết trên hòn đá này một cách man rợ, nhưng các linh hồn đều đã siêu thoát, chỉ còn 5 oan hồn là các nữ nhi trinh tiết vẫn ngụ ở hòn đá này, không siêu thoát được.

18-06-37_ps2-1
Thượng tòa Thích Hồng Phương (phải) kể chuyện hòn đá linh thiêng

Cuối năm 2007, từ sự khẩn thiết của nhà sư Vạn Toàn đang trụ trì 1 ngôi chùa ở xã Nhơn Hậu, Thượng tọa Thích Hồng Phương tiến hành công cuộc cung thỉnh hòn đá voi giẫm về chùa Hương Quang.

Cụ Phạm Thứng, Trưởng Ban hộ tự chùa Hương Quang kể, bằng phương pháp tâm linh, Thượng tọa Thích Hồng Phương tiên tri được vào 4 giờ chiều ngày 14 tháng Chạp âm lịch năm 2007, hòn đá voi giẫm sẽ linh ứng. Hòa thượng Thích Hồng Phương triệu tập Ban hộ tự chùa Hương Quang gồm 5 người và nói: “Nhân dịp hòn đá linh ứng, trong ban hộ tự nếu ai có tâm thì tham gia việc cung thỉnh hòn đá voi giẫm từ xã Nhơn Hậu về chùa Hương Quang để giải thoát cho những oan hồn”.

Hiện tượng hòn đá voi giẫm có điện hít tay người đến tai 1 nhà khoa học, ông ấy đã mang máy từ trường, dắt theo 1 nhà báo lên đo, nhưng không thấy có điện hay từ trường phát ra. Nhưng đến khi tôi mời vị này về đúng thời điểm hòn đá linh ứng thì khi sờ tay vào hòn đá, nhà khoa học này đã bị “giật” như bị giật điện, dù sau đó ông dùng máy đo lại từ trường thì vẫn không phát hiện được gì”, Thượng tọa Thích Hồng Phương.

Nghe hòn đá này rất linh thiêng, không ai dám mở lời. Sau đó, hòa thượng Thích Hồng Phương chỉ định cụ Phạm Thứng chủ trì cuộc cung thỉnh, vì: “Tôi biết cụ Thứng là người đủ tâm đủ đức làm việc này”.

Cụ Thứng cho biết: “Sau khi báo cáo với chính quyền địa phương về việc cung thỉnh, đúng giờ, tôi xoa bàn tay 1 vòng quanh điểm linh ứng mà hòa thượng Thích Hồng Phương đã chỉ thì thấy nơi ấy như có điện, hít chặt bàn tay. Khi ấy tôi thấy trong người lạnh toát, run bần bật. Tôi liền khấn Phật Bà thì bàn tay rời được khỏi hòn đá. Sau đó tôi tiến hành việc cung thỉnh hòn đá về chùa Hương Quang”.

Theo lời kể của cụ Thứng, ngay buổi chiều cụ tiến hành việc cung thỉnh hòn đá, cụ thuê xe khắp thị trấn Đập Đá nhưng không xe nào dám chở vì sợ sự hòn đá thiêng, cụ phải thuê 1 chiếc xe lam 4 bánh tận thôn Mỹ Yên (xã Tây Bình), nơi người dân không biết gì về hòn đá voi giẫm họ mới chịu chở. Đồng thời cụ thuê 1 xe cẩu ba-lan ở gần tháp Dương Long để cẩu hòn đá lên xe.

“Khi hòn đá được cẩu gần tới thùng xe thì tôi nghe sợi dây xích kêu rọc rọc, hòn đá cứ muốn trì xuống lại. Khi ấy tui liền khấn 5 cô nếu vong hồn linh thiêng cho tôi cung thỉnh hòn đá này về chùa Hương Quang để mười phương chư Phật gia hộ các cô được siêu độ về Tây phương cực lạc. Sau khi khấn, cần cẩu đưa hòn đá lên xe nhẹ tênh”, cụ Thứng cho hay.

Cũng theo cụ Thứng, sáng hôm cung thỉnh hòn đá voi giẫm về chùa Hương Quang trời mưa to, nên đất trơn, chân của chiếc cần cẩu ba-lan đưa hòn đá lên xe cứ bị trượt. Lúc ấy người dân địa phương đi chợ rất đông, nhưng khi cụ Thứng nhờ họ giữ hộ chân ba-lan thì không ai dám giúp, vì sợ sự linh thiêng của hòn đá ứng vào mình.

Sau khi được đưa về chùa Hương Quang, hòn đá voi giẫm vẫn còn cho thấy sự linh thiêng. Cụ Thứng kể tiếp: “Sát cạnh chùa Hương Quang có nhà của ông sĩ quan quân đội thuộc Sư Đoàn 3 Sao Vàng về hưu, tên Sáu Long. Đêm đầu tiên hòn đá về chùa, đang nằm trên võng thì ông Sáu Long thấy từ hòn đá bay ra 5 luồng sáng xanh trông như lửa hàn.

Sau đó, nếu ai về chùa mà có ý không tin về sự linh thiêng của hòn đá là lập tức bị trừng phạt ngay. Những người bị trừng phạt đang khỏe mạnh bỗng nằm vật ra giữa chùa như người bị trúng gió, đến khi Thượng tọa Thích Hồng Phương đến can thiệp mới khỏi”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm