| Hotline: 0983.970.780

Niềm vui nơi lần đầu có điện

Thứ Năm 22/03/2012 , 10:28 (GMT+7)

Sau bao nhiêu năm không đường, không điện, người dân xóm Bến Thân, xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) giờ đây vui mừng khi đường và điện đã được thi công xong.

Sau bao nhiêu năm không đường, không điện, người dân xóm Bến Thân, xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) giờ đây vui mừng khi đường và điện đã được thi công xong. Giao thông thuận lợi, điện chiếu sáng mọi nhà, ước mơ bấy lâu của họ đã thành hiện thực.

Những ngày cuối tháng 1/2012, xóm Bến Thân vui mừng đón điện và đường đúng vào dịp năm mới. Đây là một trong những xóm giáp ranh giữa tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình và Sơn La.  

Người dân xóm Bến Thân trên con đường mới

Trước đây, con đường vào xóm chỉ toàn bùn đất, việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn. Mỗi lần xuống chợ xã, người dân phải đi bộ, mất nửa ngày mới tới nơi. Chưa kể đến những ngày mưa, con đường gần như không thể đi nổi, nếu đi thì phải trèo qua các đỉnh núi rồi xuống. Mỗi lần đưa bệnh nhân đi cấp cứu, người dân phải buộc cáng rồi trèo núi để đến Trạm y tế xã. Chính quyền và bà con địa phương lúc nào cũng mong mỏi có đường sá để đi lại thuận lợi. Cho nên, khi biết việc triển khai làm đường vào xóm, bà con vô cùng phấn khởi và tạo mọi điều kiện cho việc thi công thuận lợi.

Nhờ vào nguồn vốn của Sở NN - PTNT tỉnh Phú Thọ, sau hơn 1 năm thi công, công trình đường giao thông dài 4 km vào xóm Bến Thân đã được hoàn thành. Người dân giờ đây không chỉ đi bộ thuận lợi mà còn có thể đi xe máy khi lên xã, lên huyện. Bà Lý Thị Lan, dân tộc Dao ở xóm Bến Thân, cho biết, khi chưa có đường nhựa vài ngày bà mới đi chợ một lần để bán măng đắng. Bà phải đi từ mờ sáng và đến tối mịt mới về được đến nhà, thời gian chiếm phần lớn cho việc đi lại. Còn giờ, ngày nào bà cũng đi chợ. Bà rất vui vì nhờ có đường sá thuận lợi, bà mới trao đổi được hàng hóa với người dân cùng xã, có cơ hội giao thương với bên ngoài, kinh tế trong xóm mới có cơ hội phát triển.

Trao đổi với NNVN, ông Phùng Thanh Chang, Chủ tịch UBND xã Đồng Sơn, chia sẻ: “Bà con trong xã chủ yếu là người dân tộc, chiếm 71% tổng số dân của xã. Do đó, công tác vận động, tuyên truyền về việc nhận thức các vấn đề văn hóa, an sinh xã hội rất khó khăn. Nhờ có dự án đầu tư đường và điện, nhận thức của bà con đã được đổi mới nhiều về tư tưởng, tinh thần vì họ được xã giao giữa các xã, việc đi lại thuận tiện hơn và có điều kiện để buôn bán các hàng thổ sản ở địa phương”.

Công tác tuyên truyền, vận động bà con trong xóm về văn hóa, an sinh xã hội của địa phương nhờ đó mà thuận lợi hơn. Nếu như trước đây các cán bộ xã khó khăn trong việc tiếp cận với dân bản thì giờ đây, họ chỉ mất 15 phút đi lại bằng xe máy là có thể đến từng hộ gia đình. Cán bộ và người dân trong xóm được tiếp xúc với nhau thường xuyên hơn. Ông Hà Thanh Giáp, Phó chủ tịch UBND xã, hy vọng văn hóa xóm Bến Thân sẽ được đổi thay, trẻ em sẽ thuận lợi hơn trong việc đi học hàng ngày.

Vui mừng lại nối tiếp vui mừng khi vào những ngày giáp tết Nhâm Thìn vừa qua, đường điện cũng đã được kéo đến thắp sáng khắp xóm. Lần đầu tiên, bà con trong xóm được đón tết dưới ánh đèn điện của mạng lưới quốc gia. Ông Lý Văn Hồng cho hay, tết năm nay thì gia đình ông cũng như các hộ dân khác trong xóm đều vui mừng sum họp dưới ánh đèn điện sáng trưng, làm cho không khí ngày tết càng trở nên ấm áp hơn, xua tan cái lạnh của vùng núi cao.

Chỉ sau vài tháng có điện có đường, đời sống vật chất và tinh thần của các hộ dân trong xóm đã thay đổi. Họ tự bổ sung kiến thức, hiểu biết nhờ các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo đài. Văn hóa trong xóm dần được nâng cao, tinh thần được thoải mái.

Có thể nói, nhờ vào dự án đầu tư đường và điện mà người dân xã Đồng Sơn nói chung và xóm Bến Thân nói riêng đã thay đổi nhiều về nhận thức, hiểu rõ hơn lợi ích từ an sinh xã hội, xây dựng NTM.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm