| Hotline: 0983.970.780

'Nín thở' mổ lấy song thai chung nhau phần gan an toàn

Thứ Hai 02/09/2019 , 09:43 (GMT+7)

Một sản phụ mang song thai ở tuần thứ 36, được các bác sĩ  phẫu thuật thành công, đón hai bé gái nặng 5.3kg chào đời an toàn.  

Hai chị em song sinh có chung phần bụng và phần gan.  Ảnh: BVCC.

Được biết, ở tuần thứ 30 của thai kỳ, chị N.T.H.H. (40 tuổi, ngụ tại Quảng Nam) mang tâm trạng nặng trĩu khi phát hiện song thai nghi ngờ có bất thường. Chị được Bệnh viện Sản - Nhi Đà Nẵng chuyển đến khoa Chăm sóc trước sinh - Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM).

Chị H. cho biết, chị có tiền sử hai lần sinh thường và 3 lần sẩy thai nên các bác sĩ BV Từ Dũ đã làm các xét nghiệm, không ghi nhận bất thường của song thai có nguyên nhân từ mẹ.

Trước tình hình mẹ con sản phụ, ngày 5/7, sau cuộc hội chẩn liên viện giữa Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi Đồng 1, kết luận chị H. mang song thai chung nhau phần gan, hướng điều trị là tiếp tục theo dõi, đảm bảo cho 2 bé sinh ra có thể sống ổn định ngoài cơ thể mẹ.

Ngày 15/8, khi song thai ở tuần thứ 36, cuộc hội chẩn giữa các bác sĩ siêu âm, bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhi khoa với sự chủ trì của BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi (Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ) và BS Đào Trung Hiếu (Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1) đã diễn ra và đưa đến quyết định cuối cùng là mổ lấy thai chủ động để đảm bảo an toàn cho mẹ và hai bé song sinh dính liền phần gan.

Cuộc phẫu thuật bắt con được chuẩn bị thật chu đáo với đầy đủ các phương tiện hồi sức sơ sinh, các dụng cụ cần thiết để can thiệp lấy thai, đề phòng băng huyết sau sinh do mang thai đôi.

Kíp mổ gồm các bác sĩ sản khoa, gây mê hồi sức, sơ sinh nhiều kinh nghiệm của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi Đồng 1 "nín thở" trong ca phẫu thuật khó. Ảnh: BVCC.

BS Phan Văn Già Chuồn, Trưởng khoa Chăm sóc trước sinh (Bệnh viện Từ Dũ) - phẫu thuật viên chính của ca mổ cho biết, đây là một ca mổ đặc biệt khó so với các ca phẫu thuật lấy thai mà bản thân đã từng thực hiện, vì khối thai song sinh một noãn (hợp tử), dính liền bụng và gan là trường hợp hiếm, chiếm khoảng 1% số song thai 1 hợp tử. Nếu không tính toán thấu đáo phương án mổ lấy thai thì sẽ có nhiều nguy cơ cho sản phụ và thai nhi.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi (Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ), thay vì rạch dọc thẳng trên thân tử cung như dự kiến ban đầu (là đường rạch có nguy cơ gây chảy máu và vết mổ chậm lành sẹo - chỉ áp dụng đối với ca khó không thể rạch ngang đoạn dưới), “đường dao” của phẫu thuật viên chính đi ngang đoạn dưới tử cung và vòng lên cao ra hai bên thành “miệng cười“.

Cuộc mổ kết thúc, các bác sĩ đã thở phào khi đưa ra khỏi buồng tử cung của mẹ cùng lúc hai bé gái an toàn với tiếng khóc thật to và có trọng lượng chung 5.300g, ngoài tạng dính phần bụng và gan, còn các bộ phận khác đều phát triển bình thường.

Sau khi tích cực được hồi sức tại Khoa Nhi - Bệnh viện Từ Dũ, hai bé được chuyển về điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

BS Đào Trung Hiếu - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, cặp song sinh dính liền phần gan đang được điều trị tích cực tại khoa Hồi sức Sơ sinh để chờ ngày phẫu thuật tách dính.

Hiện, cả hai bé đều bú tốt, không còn thở máy và tình trạng sức khỏe khả quan.

Hai bé đang được tích cực chăm sóc tại Bệnh viện Nhi đồng 1 để chờ ngày phẫu thuật tách dính - Ảnh: BVCC.

Theo BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi, song thai là một thai kỳ đặc biệt, thuộc nhóm thai kỳ có nguy cơ cao vì tỉ lệ bệnh tật và tử vong mẹ cũng như trẻ sơ sinh cao hơn gấp 2 - 3 lần so với đơn thai. Theo các nhà khoa học, song thai dính liền là những cặp song sinh một hợp tử, phát triển bất thường trong thời gian phân bào ở tử cung người mẹ. Song sinh dính liền xảy ra với tỷ lệ dao động từ 1/50.000 - 1/200.000 ca; tỷ lệ sống cũng rất thấp, chỉ đạt 25%.

“Đối với các chị em phụ nữ, để có một thai kỳ an toàn, ngay khi vừa biết mình có thai, cần đến các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ sản khoa, bác sĩ siêu âm cùng phối hợp theo dõi”, BS Mỹ Nhi khuyến cáo.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm