| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận: Hồ đập khô khốc

Thứ Ba 13/05/2014 , 07:50 (GMT+7)

Đã cận kề đến lịch xuống giống vụ HT nhưng đến nay hầu hết các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã hết nước.

Điều này cũng đồng nghĩa với hàng chục ngàn ha cây trồng phải bỏ hoang chờ mưa xuống.

Chúng tôi về xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải những ngày trung tuần tháng 5 dưới cái nắng chói chang. Theo lịch thời vụ của Sở NN-PTNT Ninh Thuận thì bắt đầu xuống giống lúa từ 15/5 - 15/6, thế nhưng trên những cánh đồng không một bóng người, đồng ruộng nứt nẻ, không thấy gì việc chuẩn bị bước vào vụ SX mới, thi thoảng có những đàn cừu mải miết kiếm ăn từ những gốc rạ.

Ông Hùng, thôn Hòa An, xã Xuân Hải thở dài: "Diện tích trồng lúa của xã trông chờ cả vào nguồn nước từ hồ chứa Thành Sơn, thế nhưng đã gần 5 tháng nay không có mưa, hồ đã cạn hết nước nên vụ này chúng tôi đành bỏ không.

Nơi đây đất đai rất phì nhiêu năng suất lúa rất cao, bình quân luôn đạt 6,5 - 7 tấn/ha nhưng phải bỏ không, xót lắm nhưng biết làm sao".

Chúng tôi tiếp tục đi ngược lên hồ Thành Sơn khi hồ đã cạn kiệt nước, đáy khô nứt nẻ. Ông Hoàng Văn Hùng, Phó Giám đốc Cty TNHH MTV KTCTTL Ninh Thuận cho biết: "Hồ Thành Sơn có dung tích thiết kế 3 triệu m3 nước phục vụ tưới cho 150 ha lúa của xã Xuân Hải, thời gian dài không có mưa nên không có nước nguồn bổ sung, hiện chỉ còn khoảng 100.000 m3 để phục vụ cho sinh hoạt, còn nước tưới thì chúng tôi đành chịu và đã thông báo cho địa phương biết không thể tiến hành SX vụ HT. SX được hay không thì phải chờ mưa xuống".

Ông Hoàng Văn Hùng: "Chúng tôi ưu tiên nguồn nước để phục vụ sinh hoạt và cho gia súc uống sau đó mới đến SX. Với 20 hồ chứa thủy lợi đảm bảo cung cấp nước tưới cho trên 11.000 ha cây trồng thì chỉ đảm bảo tưới được 2.000 ha. Như vậy có gần 9.000 ha
phải bỏ hoang".

Ông Trần Văn Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Ninh Thuận cho biết: "Toàn bộ 20 hồ chứa có dung tích thiết kế 192 triệu m3 đến thời điểm hiện tại chỉ còn 58 triệu m3 nước và chỉ còn 4 hồ có khả năng cung cấp nước tưới vụ HT.

Trong số hồ đã cạn thì hồ Sông Trâu cung cấp nước tưới cho 3.500 ha lúa của huyện Thuận Bắc hiện chỉ còn khả năng tưới cho 200 ha, hồ Tân Giang tưới cho 3.000 ha lúa của huyện Ninh Phước và Thuận Nam đã hết nước, hồ Thành Sơn tưới 150 ha lúa cũng cạn...".

Tuy nhiên, rất may là hồ Đơn Dương nằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cấp nước cho nhà máy thủy điện Đa Nhim năm nay lượng nước khá dồi dào. Do vậy diện tích gieo trồng của Ninh Thuận chủ yếu phụ thuộc từ nguồn nước này thông qua hệ thống thủy lợi Đa Ninh - Lâm Cấm và Sông Pha.

Trước tình trạng thiếu nước trầm trọng, Sở NN-PTNT Ninh Thuận đã chỉ đạo Cty TNHH MTV KTCTLT điều tiết nước hợp lý, tưới tiết kiệm, luân phiên.
Các địa phương phải thực hiện nghiêm kế hoạch gieo trồng không mở rộng diện tích và xuống giống tập trung tránh tình trạng cùng một đồng xuống giống nhiều trà, đồng thời chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, giảm lúa, tăng màu, cỏ chăn nuôi…

Ông Phạm Văn Hường, GĐ Cty TNHH MTV KTCTTL Ninh Thuận cho biết:

"Hệ thống Đa Nhim - Lâm Cấm tưới cho gần 12.000 ha và hệ thống Sông Pha tưới cho trên 3.000 ha.

Để đảm bảo nguồn nước thì lưu lượng nhà máy thủy điện phải xả với lưu lượng 17 - 18 m3/s.

Mới đây Tổng cục Thủy lợi, UBND tỉnh Ninh Thuận đã làm việc với Tập đoàn Điện lực VN và Nhà máy Thủy điện Đa Nhim về việc xả nước để phục vụ SX vụ HT ở Ninh Thuận.

Nhà máy thủy điện Đa Nhim đã cam kết sẽ xả nước theo yêu cầu.

Theo ông Trần Văn Tuấn, tổng diện tích cây trồng vụ HT của Ninh Thuận khoảng 25.000 ha, tuy nhiên do hồ đập hết nước nên ngành nông nghiệp đưa ra kế hoạch gieo trồng 20.800 ha, trong đó lúa 11.482 ha, ngô 4.018 ha còn lại là các loại cây trồng khác. 

Đến thời điểm hiện tại chỉ gieo trồng được khoảng 18.000 ha và diện tích chắc ăn khoảng 15.500 ha.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất