| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận: Lũ đặc biệt lớn

Thứ Tư 03/11/2010 , 10:02 (GMT+7)

Trời đã bớt mưa nhưng dòng nước lũ từ thượng nguồn vẫn đổ về, cộng với thủy triều dâng cao, khiến lũ rút chậm, gây ngập sâu nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Đến chiều ngày 2/11, trời đã bớt mưa nhưng dòng nước lũ từ thượng nguồn vẫn đổ về, cộng với thủy triều dâng cao, khiến lũ rút chậm, gây ngập sâu nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Các huyện Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước ngập chìm trong nước lũ từ 1 - 4m; TP Phan Rang - Tháp Chàm có nhiều tuyến đường ngập sâu trên 1m; một số phường bị ngập và cô lập từ 1 đến 3m. Các tuyến đường sắt, quốc lộ 1A, QL 27 bị nước lũ cuốn trôi. Các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn bị ngập lụt và chia cắt hoàn toàn.

Hiện công tác cứu hộ, di dời người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vẫn đang tiếp diễn, khẩn trương. Có mặt tại xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, chúng tôi mới thấy nước lũ vẫn đang hoành hành. Sau 2 ngày sống trong lũ, 10 giờ ngày 2/11 anh Đào Xuân Quang mới được lực lượng cứu hộ đưa ra ngoài. Anh Quang cho biết: Hiện trong các thôn còn nhiều người dân mắc kẹt, tuy nhiên do địa hình phức tạp, vùng này người dân chủ yếu trồng nho và làm dàn kiên cố, khiến cho ca nô cứu hộ không vào được.

 Còn tại thôn Hộ Diêm, xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải, sau 1 ngày đêm sống trên mái nhà, gia đình bà Nguyễn Thị Tiệm, gồm 6 người, trong đó có một cháu nhỏ dưới 2 tuổi mới được lực lượng cứu hộ đưa ra khỏ vùng lũ. Bà Tiệm khóc thảm: Tài sản trong gia đình, gia súc, gia cầm lũ cuốn trôi hết sạch rồi, biết lấy gì mà sống hả ông trời. Đó chỉ là 2 trong hàng ngàn hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề của cơn lũ mà chúng tôi ghi lại được.

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, tính đến chiều ngày 2/11, Ninh Thuận đã có 4 người mất tích; 4.897 nhà bị ngập, 436 nhà bị sập, đổ, hư hỏng hoàn toàn. Về sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích bị ngập 11.897 ha, nguy cơ mất trắng hoàn toàn. Gần 7.200 con gia súc, gia cầm bị lũ cuối trôi. Hồ Phước Trung đang trong thời gian xây dựng bị vỡ. Gần 40 km đường giao thông liên thôn, liên xã và liên huyện bị sạt lở, cuốn trôi. Về thủy sản, 12 chiếc ghe bị chìm, 70 ha diện tích nuôi tôm, cá bị thiệt hại hoàn toàn. Ước tổng giá trị thiệt hại khoảng trên 200 tỷ đồng. 

Tính đến 20 giờ tối qua (2/11) tại Ninh Thuận vẫn còn 32 nhân khẩu tại 2 xã An Hải và xã Phước Hải, huyện Ninh Phước bị cô lập và mất liên lạc hoàn toàn từ 1 giờ sáng ngày 1/11 đến nay. Vùng này người dân trồng nho, giàn nho lại được làm bằng bê tông kiên cố nên ca nô và các phương tiện cứu nạn khác không thể tiếp cận được. Tối ngày 2/11, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cử quân đội thuộc Đoàn đặc công 5 bơi vào để cứu số dân trên.

NK

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.