| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận phát triển cây ăn quả

Thứ Sáu 22/02/2019 , 15:50 (GMT+7)

Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, khô hạn nhất cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là lợi thế để phát triển một số cây đặc thù như nho, táo, măng tây và một số loại cây ăn quả đặc sản khác (bưởi da xanh, măng cụt, bơ, chôm chôm, xoài, mít…).

09-35-13_nhi_h
Tham quan vườn cây ăn quả chuyển đổi trên chân đất lúa kém hiệu quả ở xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam

Diện tích cây ăn quả của tỉnh khoảng 5.951ha (nguồn của Sở NN-PTNT Ninh Thuận, năm 2018), chỉ chiếm khoảng 8,5% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (69.698ha), nhưng lại có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây nho, táo được xác định là cây chủ lực của tỉnh, tập trung ở các huyện Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Thuận Nam và TP. Phan Rang-Tháp Chàm.

Diện tích nho hiện nay 1.249ha, chiếm 21% diện tích cây ăn quả của tỉnh; năng suất nho 225,8 tạ/ha, sản lượng đạt 28.212 tấn nhưng chiếm tới 97% tổng sản lượng nho cả nước. Trong khi, diện tích táo xanh là 1.017ha, chiếm 17,1% diện cây ăn quả của tỉnh; năng suất 298 tạ/ha, sản lượng đạt 30.310 tấn.

Một số cây ăn quả đặc sản như bưởi da xanh, sầu riêng, măng cụt, bơ, chôm chôm, mãng cầu ta, mít, xoài… diện tích 3.685ha được trồng tập trung ở huyện Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Nam và Thuận Bắc. Nhưng diện tích này còn khá manh mún, chưa tập trung. Bên cạnh đó, chất lượng và sản lượng sản phẩm chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu người tiêu dùng.

09-35-13_dsc03541
Hướng dẫn kỹ thuật bao chùm trái trên cây nho

Bên cạnh những khó khăn về quy mô sản xuất cây quả còn phân tán, tự phát, chưa tạo ra được sản lượng hàng hóa lớn cung cấp cho thị trường, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch hại ngày càng gia tăng, nông dân lạm dụng trong việc sử dụng thuốc BVTV, sản xuất cây ăn quả chi phí đầu tư ban đầu cao nên khó khăn trong việc nhân rộng mô hình, sự liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn hạn chế, chưa chặt chẽ...Trong năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận thực hiện một số mô hình cây ăn quả để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Trung tâm đã nỗ lực trong việc thực hiện các mô hình trình diễn để người nông dân học hỏi được những kinh nghiệm, kỹ thuật mới để có thể phát triển vườn cây ăn quả của gia đình và có hướng mở rộng thêm diện tích cây ăn quả của cả tỉnh.

Một số mô hình Trung tâm thực hiện như: Thâm canh cây ăn quả (bơ, măng cụt, chôm chôm) ở xã Lâm Sơn, diện tích 10ha;

Thâm canh cây bưởi da xanh ở xã Phước Bình, huyện Bác Ái; xã Phước Thái, xã Phước Thuận; xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, diện tích 2,5ha;

Thâm canh và tưới tiết kiệm nước trên cây nho đang thời kỳ kinh doanh ở xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải; xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, diện tích 2ha;

Chuyển đổi thâm canh cây nho đỏ và tưới tiết kiệm trên chân đất ruộng kém hiệu quả và nguy cơ khô hạn cao ở xã Phước Nam, huyện Thuận Nam; xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, diện tích 2ha;

Tưới tiết kiệm nước trên cây bưởi da xanh, mãng cầu ta ở xã Công Hải, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, diện tích 1,8ha;

Ứng dụng các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất cây ăn quả (phòng trừ sâu bệnh trên cây bưởi da xanh; bao chùm quả trên cây nho, bưởi;

09-35-13_dsc00024
Ảnh: Cơ Nguyên

Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất táo theo tiêu chuẩn VietGAP…) ở các huyện Bác Ái, Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn với diện tích 33ha.

Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông còn là cầu nối cũng như hướng dẫn kỹ thuật để bà con có điều kiện tiếp cận với một số giống năng suất cao, chất lượng tốt để thay thế những giống cũ, bổ sung vào cơ cấu giống trên địa bàn tỉnh. Liên kết đầu tư sản xuất, các cơ sở chế biến, bảo quản cây ăn quả; hỗ trợ xây dựng thương hiệu...

Đề án Tái cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận ứng phó với BĐKH đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ: Ưu tiên chuyển dịch cơ cấu theo hướng theo hướng tăng tỷ trọng của cây ăn quả, cây công nghiệp và cây rau đậu; giảm tỷ trọng cây lương thực; Chú trọng phát triển các ngành hàng có lợi thế cạnh tranh cao và trung bình (nho, táo, tỏi, nha đam, măng tây, mía, sắn; giống lúa, ngô); Nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, gắn kết với tiêu thụ và từng bước mở rộng thị trường cho xuất khẩu; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến năm 2020 từ đất lúa thiếu nước, đất màu kém hiệu quả sang cây trồng lâu năm 2.000ha...

 

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm