| Hotline: 0983.970.780

Nở rộ dịch vụ cắt lúa bằng máy

Thứ Năm 03/03/2011 , 10:22 (GMT+7)

Hiện nay ở ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch lúa ĐX. Cái mới năm nay là lượng máy GĐLH ở các tỉnh ĐBSCL tăng nhiều so với năm 2010.

Hiện nay ở ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch lúa ĐX. Cái mới năm nay là lượng máy GĐLH ở các tỉnh ĐBSCL tăng nhiều so với năm 2010. Vụ lúa này nông dân kêu máy GĐLH thu hoạch lúa giá thấp hơn so với thuê người thu hoạch thủ công từ 100-150 ngàn đồng/công.

Cánh đồng lúa giáp biên giới ở huyện An Phú – An Giang đang trong giai đoạn thu hoạch ĐX. Ông Nguyễn Văn Trơn, chủ máy GĐLH ở ấp Bình Thiên, xã Quốc Thái, huyện An Phú cho biết: Năm nay xăng dầu tăng giá mà công cắt không tăng do nhiều máy cạnh tranh nhau. Hiện nay, giá công cắt bằng máy GĐLH chỉ 150.000 đồng/công, thấp hơn năm ngoái khoảng 50.000-70.000 đồng/công.

Ông Trơn lý giải, vùng này năm rồi có 10 máy mà phục vụ cho cả huyện. Năm nay lượng máy tăng lên gần 100 chiếc nên nông dân lựa chọn máy nào giá rẻ thì kêu. Từ chỗ đó các chủ máy GĐLH tranh thủ thời gian, vì thu hoạch lúa ĐX thông thường kéo dài khoảng 30-40 ngày là hết vụ. Chính vì vậy, các chủ máy cũng tranh thủ hạ giá để lãnh cho được nhiều diện tích. Vụ lúa ĐX năm rồi giá công cắt bằng máy GĐLH 220.000 đồng/công đối với lúa đứng, còn lúa ngả giá từ 250.000-280.000 đồng/công. Riêng năm nay lúa ngả hay lúa đứng gì thì máy cũng ăn bằng giá 150.000 đồng/công.

Ông Trơn cho biết thêm, từ đầu vụ tới giờ chỉ chạy được gần 100 ha. Thông thường một chiếc máy GĐLH của Nhật hoạt động hết công suất từ sáng đến chiều được 30ha, tức là máy chạy từ 7-8 công/giờ, máy mua về chạy 2 năm có thể thu hồi vốn. Nhưng với giá cắt lúa cạnh tranh như hiện nay tại vùng An Phú có thể tăng lên 3-3,5 năm mới hoàn vốn mua máy được.

Anh Ngô Văn Tính, ở ấp Tân Hiệp, xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, An Giang, cho biết: Vùng này máy GĐLH cạnh tranh với nhau đẩy giá xuống quá thấp không còn kiếm ăn được. Trong khi đó, nông dân phải bỏ ra gần nửa tỷ đồng để mua máy. Chính vì vậy vụ lúa này anh Tính quyết sang cánh đồng ở tỉnh Hậu Giang và Cần Thơ để chạy dịch vụ. Đồng thời anh còn hợp đồng với các thương lái đi theo cùng anh, khi nông dân thu hoạch lúa xong có thể mua lúa tại ruộng.

Anh Tính hiện nay có tới 4 chiếc máy GĐLH, chia ra 2 máy hoạt động ở Hậu Giang và 2 máy chạy ở Cần Thơ. Anh đang cắt giá 170.000 đồng/công, còn lúa ngả 200.000-220.000 đồng/công và kèm theo dịch vụ vận chuyển lúa hột ra đầu kênh miễn phí có thương lái túc trực sẵn mua lúa.

Ông Ngô Văn Đương, nông dân ở xã Đông Hiệp (Cần Thơ) cho biết: Tôi làm 1 ha lúa vừa thuê máy GĐLH cắt xong, thương lái đến mua với giá 5.100 đồng/kg. Thuê máy GĐLH vừa tiện lợi mà chi phí chỉ 200 ngàn đồng/công. Các năm trước chưa có dịch vụ máy GĐLH phải thuê lao động chân tay giá cao gấp nhiều lần. Ấy vậy mà chưa chắc thuê được.

Ông Trương Hữu Nhật, chủ máy GĐLH ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Châu Phú – An Giang, cho biết: Vụ lúa ĐX năm nay đa phần bà con đều chuyển sang thuê máy GĐLH thu hoạch. Từ đầu vụ tới giờ máy tôi không có ngày nào nghỉ ngơi. Thậm chí làm cả ban đêm và kèm dịch vụ vận chuyển lúa hột. Theo ông Nhật, giá dầu, nhớt tăng như hiện nay trừ ra hết các khoản lời không cao lắm. Ông Nhật cho biết: năm nay máy GĐLH Trung Quốc nông dân chê, đa phần họ kêu máy GĐLH của Nhật để thu hoạch.

Ông Lê Tấn Đại, GĐ Cty TNHH MTV Cơ Khí Đại Lợi – Đồng Tháp, nhận định: Cty là nhà phân phối máy GĐLH hiệu Kubota (Nhật), tính từ đầu năm 2011 đến nay Cty bán gần 40 máy GĐLH, số lượng máy về không đủ đáp ứng nhu cầu nông dân. Hiện nay có hơn 20 nông dân đã đến Cty đưa tiền cọc trước để chờ ngày hẹn mua máy, đa phần nông dân chọn dòng máy GĐLH của Nhật, tuy giá có cao nhưng bền.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất