| Hotline: 0983.970.780

Nở rộ "đội lốt" nhà ở nuôi chim yến

Thứ Ba 14/10/2014 , 09:02 (GMT+7)

Hiện trên địa bàn huyện Cần Giờ, phong trào “đội lốt” xây nhà cao tầng nuôi chim yến trái phép đang nở rộ.

Mặc dù UBND TP.HCM còn chưa thực hiện xong việc quy hoạch vùng nuôi chim yến tại huyện.

BIẾN TƯỚNG NHÀ Ở

Năm 2008, UBND TP.HCM chấp thuận nuôi thí điểm chim yến trong nhà tại huyện Cần Giờ với số lượng 10 căn. Đến năm 2009 UBND huyện đã phê duyệt đề án nuôi thí điểm chim yến tại ấp An Hòa, xã Tam Thôn Hiệp, thu hút 7 nhà đầu tư với 10 căn đăng ký tham gia giai đoạn đầu.

Như vậy, với 10 căn nhà nuôi chim nằm trong đề án thí điểm nuôi yến đã được UBND huyện Cần Giờ quy hoạch cùng với 17 căn được phép tồn tại xây dựng trước thời điểm ngày 28/10/2008 thì trên địa bàn huyện có tổng cộng 27 căn nhà được phép nuôi chim yến.

Những hộ dân về sau muốn đầu tư xây nhà với mục đích nuôi chim yến phải đợi UBND thành phố thực hiện xong quy hoạch. Thế nhưng, khi UBND thành phố vẫn đang loay hoay xây dựng quy hoạch tổng thể, thì phong trào nuôi chim yến tại Cần Giờ tiếp tục nở rộ.

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn toàn huyện Cần Giờ đã có 231 căn nhà nuôi chim yến, tăng hơn 200 căn so với thời điểm nuôi thí điểm năm 2009. Trong đó có 160 căn nhà nuôi chim được xây dựng trong khu vực dân cư, chỉ có 71 căn được xây dựng nằm ngoài khu dân cư, tập trung nhiều ở các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn, Bình Khánh và thị trấn Cần Thạnh.

Để qua mắt chính quyền địa phương, nhiều hộ dân đã đăng kí với phòng địa chính tại các xã, xin phép xây dựng nhà ở và được chính quyền địa phương cấp phép. Trong quá trình xây dựng, các hộ dân đã thay đổi cấu trúc nhà ở, “biến tướng” thành các nhà nuôi chim yến.

Theo số liệu Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ, hiện nay trên toàn huyện đã có 204 căn nhà xin được chuyển đổi công năng từ nhà ở sang nuôi chim yến nhưng vẫn chưa được UBND huyện chấp thuận.

Ông Nguyễn Văn Thẩm, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Thới Đông cho biết: “Trên địa bàn xã hiện có 37 căn nhà được các hộ nông dân dùng để nuôi chim yến. Đây đều là số nhà được các hộ dân đăng kí xây dựng cho mục đích sử dụng nhà ở, tuy nhiên những ngôi nhà dần hoàn thiện thì không dùng để ở mà được dùng để nuôi chim.

Một cán bộ Phòng Kinh tế huyện Cần Giờ chia sẻ: Việc người dân trong huyện nở rộ phong trào nuôi chim yến là điều có thể hiểu được. Bởi việc nuôi chim yến tạo đột phá trong phát triển kinh tế.
Với 91 nhà nuôi chim yến đã đưa vào khai thác sử dụng, trong năm 2013 sản lượng tổ yến dân thu hoạch được là 2.500 kg, với giá bán đến hàng chục triệu đồng/kg thì người nuôi thu về hàng chục tỷ đồng. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2014 khi 231 căn nhà nuôi chim yến của các hộ dân sẽ được đưa vào khai thác.
Với hiệu quả kinh tế mang lại như vậy mà người dân phải chờ có quy hoạch rồi mới được nuôi thì tiếc quá!

Hội Nông dân xã đã nhiều lần đi xem xét, nhắc nhở nhưng các hộ dân nuôi chim vẫn cứ tiến hành dẫn dụ chim về nuôi. Do chưa có văn bản nào ngăn cấm việc nuôi chim yến, cũng như biện pháp xử phạt việc các hộ dân xây nhà rồi tự ý chuyển đổi công năng nên chính quyền xã không thể can thiệp”.

DÂN NGÓNG QUY HOẠCH

Trước sức nóng từ việc nở rộ phong trào nuôi chim yến trên địa bàn huyện thời gian qua, UBND huyện Cần Giờ đã có kiến nghị lên UBND thành phố về việc quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn huyện tại công văn số 1951/UBND ngày 19/9/2013, nhưng đến thời điểm hiện tại quy hoạch vẫn chưa được thực hiện xong.

Việc xây dựng quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn huyện Cần Giờ diễn ra kéo dài đã gây cản trở không nhỏ trong việc định hướng phát triển loại hình nuôi chim, phát triển kinh tế của người dân.

Anh Trần Châu, một hộ nuôi chim yến tại xã Tam Thôn Hiệp thẳng thắn: “Thật tình chúng tôi cực chẳng đã mới phải đi đường vòng trong xây nhà nuôi chim, nhưng thấy việc nuôi chim yến mang lại hiệu quả kinh tế cao, có điều kiện thuận lợi thì mình phải nắm cơ hội mà phát triển kinh tế thôi, chứ đợi có quy hoạch của thành phố thì còn đâu cơ hội nữa.

Chúng tôi đang rất mong thành phố sớm công bố quy hoạch để an tâm đầu tư sản xuất”.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất