| Hotline: 0983.970.780

Nở rộ nạn biến đất nông nghiệp thành nhà ở

Thứ Năm 16/10/2014 , 08:20 (GMT+7)

Xã Chi Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang nở rộ tình trạng san lấp đất nông nghiệp để xây nhà trái phép. Người dân ở đây bất bình vì chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm.

Nằm trên tuyến quốc lộ 7A, tuy là xã gần trung tâm huyện nhưng từ lâu nay xã Chi Khê là xã thuần nông nên diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp rất nhiều, con sông Lam chảy qua xã cung cấp nước cho những khu vườn, thửa đất hoa màu quanh năm xanh tốt...

Song hiện nay đã hoàn toàn ngược lại, những mảnh đất mà xã giao để sản xuất hoa màu đã biến thành những ngôi nhà xây trái phép. Hiện có đến cả hàng chục căn nhà được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp một cách công khai, nhưng vẫn không bị cơ quan chức năng ngăn cản.

Theo quan sát, toàn bộ khu đất nông nghiệp 2 ha để trồng hoa màu ở khu vực thôn Tiến Thành, xã Chi Khê đang mọc lên hàng chục ngôi nhà kiên cố. Thậm chí, một số hộ dân vẫn đang tiếp tục tiến hành xây dựng nhà ở.

Nói về tình hình xây dựng trái phép, cán bộ địa chính xã Chi Khê thừa nhận: Việc xử lý vi phạm ở địa phương đang bị quá tải vì nhà dân cứ “mọc” lên ồ ạt như nấm sau mưa. Nhiều hộ sau khi nhận quyết định xử phạt, vẫn tranh thủ xây dựng vào ban đêm, kể cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật.

Theo báo cáo của UBND xã Chi Khê, các trường hợp vi phạm về sử dụng đất sai mục đích, không phù hợp với quy hoạch, địa phương đều có biên bản xử lý theo thẩm quyền. Tuy nhiên, đa số các trường hợp chỉ nộp phạt chứ chưa khắc phục trả lại hiện trạng đất.

Thực trạng đất nộng nghiệp “biến” thành nhà ở là có lý do. Một phần là do nhu cầu về chỗ ở của người dân, nhưng cái chính là mảnh đất hoa màu toàn nằm ngay bên quốc lộ. Có một cơ ngơi ở đó, chỉ mở quầy tạp hoá buôn bán lặt vặt cũng đủ sống, người dân trồng cây hoa màu đến bao giờ cho lại? Cái lợi thì ai cũng nhìn thấy, nhưng người dân dù nhận thức hạn chế đến mấy cũng biết đất hoa màu không được làm nhà ở.

Ông H một người dân thôn Tiến Thành cho biết: Người khác ở đây xây được thì chúng tôi cũng xây thôi. Nếu có phá dỡ, phá các nhà khác trước. Mấu chốt của vấn đề là người dân nhìn nhau, hộ này xây được không bị chính quyền tháo dỡ thì mình làm cũng không sao. Chính vì một vài hộ dân biến đất nông nghiệp thành nhà ở không bị xử lý, nên dân được đà làm theo, dẫn đến tình trạng không thể kiểm soát như hiện nay. Người dân bất chấp mọi quy định của luật pháp về đất đai và trật tự xây dựng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lộc Văn Hợi – Chủ tịch UBND xã Chi Khê thừa nhận, có tình trạng vi phạm quy định về quản lý đất đai và trật tự xây dựng tại địa phương. Sự việc đã diễn ra từ nhiều năm trước và rộ lên trong mấy năm gần đây. Trước đây xã có xử lý nhưng người dân vẫn không chấp hành, sắp tới xã sẽ ngăn chặn không để phát sinh các vụ vi phạm mới.

Khi chúng tôi hỏi ông Hợi “Vì sao chính quyền xã không kịp thời ngăn chặn việc người dân xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp ngay khi họ mới khởi công? Để người dân xây nhà kiên cố rồi thì phục hồi nguyên trạng bằng cách nào?”.

Ông Hợi cho rằng, vì dân thường xây vào ban đêm nên khó phát hiện, ngăn chặn. Lý giải này không thuyết phục, bởi một công trình phải xây dựng vài tháng mới xong nên không thế nói là xây trộm được và bằng chứng hiện nay có một hộ dân đang xây dựng ban ngày cũng không bị ngăn chặn.

Những ngôi nhà xây dựng trái phép nằm trên mặt đất sản xuất hoa màu cách UBND xã không xa, nằm dọc quốc lộ 7A, thì không thể nói là chính quyền không biết. Chỉ có thể lý giải rằng, vì sự thờ ở bỏ mặc, buôn lỏng quản lý, thậm chí là “bật đèn xanh” nên mới dẫn đến tình trạng hỗn loạn như hiện nay.

Vấn đề đặt ra lúc này là phải làm thế nào với những công trình trái phép đã xây kiên cố? Nếu tháo dỡ thì ảnh hưởng đến cuộc sống của bao người. Hệ luỵ từ việc buông lỏng quản lý đã đẩy cơ quan chức năng vào tính thế khó giải quyết.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm