| Hotline: 0983.970.780

Nỗi buồn có chồng thành phố

Thứ Tư 16/10/2013 , 10:41 (GMT+7)

Ở quê ai cũng nói cháu Huyền con anh chị tôi thật may mắn lấy được người chồng thành phố.

Ở quê ai cũng nói cháu Huyền con anh chị tôi thật may mắn lấy được người chồng thành phố. Trong đám cưới cháu có người nói toạc ra: “Con Huyền chuột sa chĩnh gạo rồi nhé”.

Cháu Huyền cũng cảm thấy may mắn vì lấy được người mình yêu. Và một phần quan trọng không kém, là gia đình chồng có nhà ở thành phố, đó là niềm mơ ước của bất cứ cô gái nào ở nhà quê.

Nhưng cuộc sống vợ chồng nó không phải lúc nào cũng “thuận buồm xuôi gió”, bởi trong suy nghĩ của chồng thì Huyền mãi là một cô gái quê, không thể bằng gái thành phố được. Chồng thường xét nét Huyền từ chuyện nhỏ tới chuyện to. Cụ thể như khi ăn cơm, Huyền húp canh phát ra tiếng kêu hay há to miệng lúc ăn cơm, khiến cho chồng cảm thấy khó chịu, nhất là những lúc gia đình có khách.

Đã nhiều lần chồng nhắc nhở Huyền: “Em đừng há miệng to quá khi nhai. Bất lịch sự lắm”. Mọi việc sẽ chỉ đơn giản là chồng dạy vợ nếu như anh chồng không kèm theo câu giễu cợt: “Đúng là gái quê. Bây giờ về ở thành phố rồi, em phải bỏ ngay thói quen quê mùa đó đi”.

Ngay cả lúc ăn cơm xong Huyền xỉa răng, anh chồng cũng can thiệp: “Xỉa răng thì phải lấy tay che miệng lại chứ, nhìn mất lịch sự!”. Đó chuyện nhỏ nhặt trong sinh hoạt ăn uống. Còn trong chuyện lớn khi sửa lại nhà cửa, Huyền vất vả chọn lựa đồ đạc, anh chồng gạt phăng đi và nói: “Đồ em chọn quê mùa lắm. Làm sao mà hợp với phong cách thành phố bọn anh được”.

Huyền thường xuyên bị anh chồng chê bai là quê mùa. Mọi thứ Huyền mua về, đều bị anh chồng gắn cho cái mác đó. Không chỉ chê vợ quê, anh chồng còn chê cả gia đình vợ. Mỗi lần hai vợ chồng về quê là mỗi lần Huyền cảm thấy như một cực hình.

Đi đến nhà bà con, họ hàng, dù không lớn tiếng chê bai nhưng anh hay ghé tai vợ chê cái này, chê cái nọ, thậm chí còn nói trước mặt bố mẹ vợ rằng: “Nhà cửa ở đây xây to bề thế nhưng đồ đạc trong nhà sắm sanh, sắp xếp không ra thể thống gì cả, đúng là quê một cục, chẳng khác nào trưởng giả học đòi làm sang”.

Dù khó chịu với chồng mỗi khi về quê nhưng Huyền vẫn mong luôn được cái “đặc ân” đó vì anh chồng luôn trốn tránh trách nhiệm về thăm bố mẹ vợ. Huyền tâm sự với tôi: “Từ thành phố về quê 40 km nhưng một năm cháu chỉ về nhà được 3 hoặc 4 lần. Tất cả là do chồng cháu hay chê bai gia đình cháu quê mùa, không hợp với cách sống thành phố của anh ấy.

Cháu buồn lắm nhưng chẳng thể nào làm khác được. Một lần, cháu đưa con về nhà sau nửa năm, cháu thấy đôi mắt mẹ cháu rưng rưng ngấn lệ. Chắc mẹ giận cháu lắm nhưng mẹ cháu không thể hiện ra bằng lời được vì bà nghĩ: Mình mắng nó, nó không về nữa, mình sẽ nhớ con, nhớ cháu đến chết mất thôi”.

Như hiểu được tấm lòng người mẹ, Huyền quyết tâm “chiến đấu” với chồng để chữ hiếu, chữ tình vẹn cả đôi đường. Về nhà, Huyền thẳng thắn trao đổi với chồng. Hai người đã có một trận khẩu chiến kịch liệt. Cuối cùng dù chồng giận, Huyền tuyên bố vẫn sẽ về thăm ba mẹ thường xuyên hơn.

Cháu kể với tôi trong dòng nước mắt: “Anh ấy khinh cháu, khinh gia đình cháu quê mùa, tại sao anh ấy còn lấy cháu làm gì? Đúng là ba mẹ cháu ở quê đôi khi xử sự không khéo léo, lịch sự bằng người thành phố thật nhưng có đến mức để anh ấy khinh rẻ gia đình cháu như vậy không?”.

Sau “cuộc chiến”, Huyền quyết tâm làm người con hiếu thảo, Huyền mạnh mẽ tới mức anh chồng cũng phải xem lại suy nghĩ, lời nói và hành động của mình trước đây đối với vợ và gia đình vợ. Rất may, cuối cùng anh chồng đã xuống nước, làm lành với vợ và quan tâm tới bố mẹ vợ hơn. Những lời nói miệt thị, chê bai người nhà quê của chồng Huyền nay không còn nữa.

Huyền thú nhận với tôi: Đúng là anh ấy có hơi quá lời nhưng công bằng mà nói, anh ấy nhận xét về cháu có sai đâu. Lúc nào cháu cũng tuyềnh toàng, bộc tuệch, ăn nói không giữ ý giữ tứ, làm gì cũng bỏ trước quên sau. Anh ấy nhắc nhở mãi mà cháu vẫn không chịu sửa. Đôi khi vì tính tự ái với những nhận xét của chồng nên cháu đã chụp cho anh ấy cái mũ “khinh miệt nhà quê”. Giờ thì cháu đã thấy lỗi này là “tại anh, tại ả, tại cả đôi bên”.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm