| Hotline: 0983.970.780

Nỗi buồn tên… lũ!

Thứ Hai 22/11/2010 , 09:28 (GMT+7)

Lũ rút đi nhưng nỗi lo thì còn ở lại. Lúa hư, khoai chết, cà thối, rau dập tả tơi, không biết rồi đây cuộc sống của hàng nghìn hộ dân ở huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) sẽ ra sao…

Lũ rút đi nhưng nỗi lo thì còn ở lại. Lúa hư, khoai chết, cà thối, rau dập tả tơi, không biết rồi đây cuộc sống của hàng nghìn hộ dân ở huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) sẽ ra sao…

9 giờ sáng 21/11, tôi thuê đò vượt dòng Trường Giang cuồn cuộn chảy để qua xã vùng cát Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đứng nhìn 5 sào ruộng lúa cấy kỳ của mình chìm sâu trong biển nước đục ngầu, ông Nguyễn Tấn Liêm (thôn Thuận An, xã Duy Nghĩa) buồn thiu: “Chán thiệt, chú ơi. Nuôi được đàn heo choai thì dịch tai xanh ập đến, chết sạch sành sanh. Gieo mấy sào lúa ni để kiếm cái ăn và sắm cái áo, cái quần cho tụi nhỏ trong dịp tết thì chừ cũng đã tiêu tan”. 

Đâu riêng gì ông Liêm, trao đổi với chúng tôi, ông Diệp Tấn Lực – Phó Chủ tịch UBND xã Duy Nghĩa cho biết, vụ đông này, nông dân địa phương tổ chức sản xuất khoảng 100 ha lúa cấy kỳ. Tuy nhiên, ngay trong lúc lúa bắt đầu trổ rộ thì lũ xuất hiện và ngâm suốt cả tuần nay. Theo ông Lực, nếu mưa lũ không hoành hành thì chắc chắn 1 sào lúa cấy kỳ sẽ cho năng suất không dưới 200 kg khô. Còn nay, họa may thu được một phần ba con số vừa nêu là cùng, thậm chí mất trắng hoàn toàn.

Không chỉ Duy Nghĩa, hàng trăm hộ dân ở xã miền biển Duy Hải cũng đang lao đao vì lũ. Ông Phạm Đình Xuân – Phó phòng NN- PTNT Duy Xuyên thông tin, trong tổng số 70 ha lúa cấy kỳ của Duy Hải thì hơn 90% đã bị lũ nhấn chìm từ ngày 13/11 đến nay. Ông Xuân bảo, toàn bộ số diện tích lúa này đang bước vào giai đoạn trổ đòng – ngậm sữa, lũ ngâm nhiều ngày thì năng suất giảm hơn một nửa là điều khó tránh khỏi.

Ngoài cây lúa thì trồng khoai lang lấy củ là hướng phát triển chủ lực trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp của Duy Nghĩa và Duy Hải. Thế nhưng, trong đợt lũ lớn này, hàng loạt diện tích khoai lang cũng đã phải cùng chung số phận như lúa cấy kỳ. Ông Ngô Ký (thôn Thuận An, xã Duy Nghĩa) có 3 sào đất trồng khoai lang chuyên canh. Vụ đông năm ngoái, nhờ chú trọng đầu tư, thời tiết thuận lợi, vợ chồng người nông dân tuổi ngoài 60 này thu về mỗi sào 350 kg củ khoai lang tươi. Với giá bán bình quân 4 nghìn đồng/kg thì tổng giá trị đạt được là 1,4 triệu đồng, trong khi đó vốn đầu tư chỉ chiếm 15-20%.

Chiều qua 21/11, ông Văn Bá Năm – Trưởng phòng NN&PTNT Duy Xuyên cho biết, trong đợt lũ lớn này, ngoài 220 ha lúa cấy kỳ, 110 ha bắp lai, 250 ha khoai lang chuyên canh bị ngập úng nghiêm trọng thì toàn huyện còn có 200 ha rau màu, cây trồng cạn khác gần như bị mất trắng hoàn toàn. Tổng giá trị thiệt hại của riêng lĩnh vực trồng trọt đã lên đến 7 tỷ đồng…
Nay, niềm vui ấy đã không còn nữa. Ngần đó diện tích khoai lang mới vừa trồng được 1 tháng gặp mưa dầm dề, lũ ngập sâu, tất cả đều bị úa vàng, thối gốc. Ông Ký không là cá biệt, theo ông Phạm Đình Xuân – Phó phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên, tại 2 xã vùng cát này, có khoảng 250 ha khoai lang chuyên canh bị ngập úng, hư hại hoàn toàn vì lũ.

Rời miền biển, ngược lên thị trấn Nam Phước, tôi lại bắt gặp ánh mắt buồn rười rượi của những nông dân nghèo. Lê bước nặng nề trên ruộng cà tím ngập ngụa bùn non, bà Trình Thị Vương (thôn Xuyên Tây 1) thở dài: “Tan hoang hết rồi. Cây ngã nằm bẹp đất, quả non bị thối cuộn rụng hàng loạt, kiểu ni biết lấy tiền đâu mua con cá, hạt muối đây”. Năm ngoái, từ rằm tháng 10 đến giữa tháng 11 âm lịch, bán 2 sào cà tím, vợ chồng bà Vương thu về hơn 5 triệu đồng. Còn nay thì là một con số 0 to tướng.

Cách đám cà tím của bà Vương vài trăm mét, cha con ông Ngô Thịnh cũng đang lom khom gom những đống bèo nằm chình ình trên ruộng rau cải và dấp cá. Ông Thịnh lắc đầu ngao ngán: “Mưa triền miên, lũ án ngữ quá lâu, cả 4 sào rau đều bị dập tả tơi, số thì chết thối, số úa vàng như nước bí rợ. Thiệt là khổ hết biết”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm