| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 17/08/2017 , 06:28 (GMT+7)

06:28 - 17/08/2017

'Nỗi buồn trạm thu phí BOT', làm sao hết buồn?

Câu chuyện rầy rà 2 tuần nay ở trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) làm cho lái xe cùng các đơn vị vận tải bức xúc. Nó còn gây nên nỗi buồn cho các lãnh đạo.

Trạm thu phí BOT Cai Lậy. 

Có vẻ như vụ việc BOT Cai Lậy làm buồn cho cả dân lẫn quan, và nó lây lan như dịch cúm, dịch sốt xuất huyết, làm nhiều người cùng buồn. Mỗi người lý giải vấn đề tuy không trùng nhau, nhưng đều chung cái tên của nỗi buồn: “Nỗi buồn trạm thu phí BOT”.

Khi Bộ trưởng Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa giải trình ý kiến với các đại biểu Thường vụ Quốc hội về tình hình ở trạm Cai Lậy những ngày vừa qua, Bộ trưởng khẳng định, dân, doanh nghiệp, hiệp hội vận tải ở trạm thu phí thật sự không có phản ứng gì. Nhưng ông nói ông buồn: “Chỉ có 7 doanh nghiệp ở nơi khác phản ứng nhưng cách thức làm chúng tôi thấy rất buồn. Buồn ở chỗ khi xảy ra sự việc ở đây có chính quyền nhưng lại đưa 3 cái xe dừng ở đó để cản trở”.

Rồi Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cũng bày tỏ nỗi buồn: “Thấy tình hình trạm thu phí Cai Lậy mấy ngày qua rất buồn. Xả trạm 2 lần rồi và sẽ lây lan nơi khác nếu không sớm xử lý. Chúng ta cần quy hoạch trên cả nước có bao nhiêu km quốc lộ chính triển khai BOT, rồi tại sao những nhà đầu tư nước ngoài có năng lực chưa quan tâm”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng thu phí BOT hiện nay nổi lên 2 việc là khoảng cách đặt trạm và mức thu phí. Phản ứng người dân đều liên quan đến vấn đề này: “Mấy ngày nay nổi lên trạm thu phí Cai Lậy, đây là điều đáng buồn. Lái xe phản ứng bằng cách dùng tiền lẻ thanh toán dẫn đến ùn tắc. Tôi nghĩ vấn đề này báo cáo cần làm rõ thêm, nguyên nhân tại đâu, để tránh tình trạng diễn biến tiếp theo”.

18-05-24_pho_chu_tich_quoc_hoi_do_b_ty
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ.

Dân tình buồn, lái xe cùng các đơn vị vận tải buồn, mà đông, chứ không ít như Bộ trưởng Nghĩa hôm trước phát biểu. Họ buồn, họ bức xúc, và họ phản ứng bằng cách dùng tiền lẻ trả phí nên gây ùn ứ và ách tắc.

Còn các vị lãnh đạo đang buồn kia, sẽ phải làm gì cho bớt buồn? Cần phải sớm xác định được căn nguyên của vấn đề, để tìm ra giải pháp. Mà đó là nhiệm vụ của Bộ trưởng Giao thông Vận tải. Chứ giải pháp mà Bộ Giao thông Vận tải cùng UBND tỉnh Tiền Giang đã họp bàn và lựa chọn “giảm mức thu phí thấp nhất dành cho loại xe dưới 9 chỗ, được giảm từ 35 ngàn đồng xuống 25 ngàn đồng”, là không ổn. Vì giải pháp giảm phí, tăng thời hạn thu, xét về tổng giá trị thực của phí thu suốt vòng đời dự án là không đổi. Gánh nặng vẫn đặt lên người đi đường một cách bất công.

Và giải pháp cho BOT Cai Lậy, cần phải bao gồm, ít nhất là: Không thu phí đối với xe đi QL1 hiện hữu qua TX Cai Lậy, chỉ thu phí đối với xe đi đường tránh đã được đầu tư mới theo hình thức BOT; và thanh tra để xác định trách nhiệm của các bên (Bộ GTVT, UBND Tiền Giang, chủ đầu tư) trong các quyết định liên quan đến chuẩn bị dự án BOT, chọn nhà đầu tư không qua đấu thầu, bổ sung thêm hợp phần “tăng cường mặt đường", cơ sở tính mức phí và thời hạn thu phí BOT.

Đấy mới là những giải pháp để giải quyết căn cơ đến tận gốc của nỗi buồn mang tên: “Nỗi buồn trạm thu phí BOT Cai Lậy”!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm