| Hotline: 0983.970.780

Nỗi cay cực của người dân vùng lũ

Thứ Tư 25/07/2018 , 13:15 (GMT+7)

Trận mưa lũ xảy ra ngày 20/7 tại tỉnh Yên Bái, tính đến chiều 25/7 đã khiến 37 người chết, mất tích và bị thương, trong đó có 13 người chết, 4 người mất tích, 20 người bị thương; 166 ngôi nhà bị sập trôi hoàn toàn; 2.746,5 ha lúa và hoa màu bị cuốn trôi, vùi lấp… thiệt hại trên 520 tỷ đồng.

Cuộc sống của người dân vùng lũ gặp vô cùng khó khăn, nhiều gia đình không chỉ mất người, mất nhà chỉ còn đôi bàn tay trắng. Ông Lương Quang Đạt, người dân bản Tủ, xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn cay đắng nói: "Tôi chỉ còn bộ quần áo mặc trên người, đến cái bát ăn cơm cũng không còn. Ruộng vườn, ao cá đã bị mưa lũ cướp sạch chúng tôi không biết sống ra sao đây?".

12-52-12_c1
Ông Lương Quang Đạt thất thần nhìn đống đổ nát ngôi nhà

Gia cảnh của gia đình anh Lò Văn Dung ở bản Tủ thì vô cùng bi thảm. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn: Mẹ già, vợ đau ốm, con tật nguyền anh phải đi làm thuê lấy tiền nuôi con cái và cả gia đình. Trận lũ đã cuốn trôi ngôi nhà cùng vợ anh là chị Ngân Thị Thủy, con trai 2 tuổi Lò Quang Duy. Mọi người trong bản đã cứu được mẹ già trên 80 tuổi và đứa con riêng tật nguyền của vợ anh. Sáng 21/7 mọi người đã tìm thấy xác cháu Lò Quang Duy, còn vợ anh đến giờ vẫn chưa tìm thấy. Anh Dung khi hay tin trở về, thì nhà mất, vợ con đều mất, ruộng vườn cũng bị vùi lấp. Anh đi vơ vẩn như người mất hồn trên mảnh đất toàn sỏi đá trận lũ để lại. Anh không biết làm gì để nuôi đứa con tật nguyền và người mẹ già khi chỉ còn đôi bàn tay trắng.

12-52-12_c2
Lò Văn Dung, người mất nhà, vợ và con trai

Bà Đỗ Thị Lộc, bản Mười, xã Sơn Lương, nhà chỉ có hai mẹ con lại bị đau ốm luôn, thuộc diện khó khăn nhất bản. Nhờ Chương trình xóa nhà đột nát của Chính phủ, mọi người gom góp cộng với tiền được hỗ trợ gia đình bà xây được ngôi nhà cấp IV rộng hơn 20m2 cách bờ suối Nậm Mười chừng 30m. Trận lũ tràn về lấp chìm ngôi nhà quá nửa, đồ đạc trong nhà bị đất đá vùi lấp và lũ cuốn bay. Ngôi nhà giờ nằm chênh vênh bên bờ suối, rất nguy hiểm. Bà ngơ ngẩn nhặt nhạnh mấy thứ còn lại mà không hiểu cuộc sống ngày mai thế nào.

12-52-12_c3
Bà Đỗ Thị Lộc với những thứ còn sót lại

Gia đình bà Sa Thị Khôm, bản Mười khi lũ về con trai bà là Hoàng Văn Quyết sáng ấy chỉ kịp đưa vợ con lên đồi và dắt được con trâu ra khỏi nhà, còn lại tất cả của cải thóc lúa, đồ đạc để dưới gầm sàn lũ thổi bay không còn một thứ gì, may mắn còn lại cái xác nhà xiêu vẹo. Hai vợ chồng bà chui dưới gầm sàn ngập ngụa bùn đất để tìm đồ đạc, nhưng chả còn thứ gì ngoài những gốc cây và đất đá từ trên núi trôi về tấp đầy gầm sàn.

12-52-12_c4
Bà Sa Thị Khôm trước ngôi nhà xiêu vẹo, của cải mất hết

Còn gia đình ông Lò Văn Muồn, bản Tủ, trận lũ thổi bay ngôi nhà sàn 5 gian, nơi ở của 6 con người. Con trai ông là Lò Văn Tướng đang nhặt nhạnh những gì còn sót lại của ngôi nhà buồn bã bảo tôi: Nhà cháu mất hết rồi, không biết lấy gì để sống… Anh nhìn đống cây cối của ngôi nhà nhặt nhạnh sau trận lũ lặng lẽ khóc…

12-52-12_c5
Anh Lò Văn Tướng, con ông Muồn nhặt nhạnh số gỗ còn lại của ngôi nhà sàn 5 gian
Người dân giặt quần áo còn sót lại
Chăn, chiếu còn lại sau lũ

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm