| Hotline: 0983.970.780

Nỗi đau da cam

Thứ Sáu 05/09/2014 , 08:15 (GMT+7)

Nhìn ba người con "khác thường" khiến ông bà Xuân - Pháo nhiều đêm không cầm nổi nước mắt. Sau này khi biết các con đều bị nhiễm chất độc hóa học, ông bà đau đớn tột cùng

Ngày nào cũng vậy, từ hơn 30 năm nay, công việc đầu tiên trong ngày của gia đình ông Lương Thanh Xuân và bà Hoàng Thị Pháo thôn 16, xã Động Quan (Lục Yên, Yên Bái) là chăm sóc cho ba người con bị nhiễm chất độc da cam.

Cách đây 50 năm, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai trẻ Lương Thanh Xuân lên đường nhập ngũ, rồi có thời kỳ tham gia chiến đấu tại huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh). Tại chiến trường này, ông và nhiều đồng đội khác bị nhiễm chất độc hóa học, đến khi những người con của ông có dấu hiệu bất thường thì mới nhận biết được, mình đã bị nhiễm chất da cam.

Ông Xuân tâm sự: “Là một cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến chống Mỹ năm xưa, nay trở về quê hương mang theo nỗi đau da cam cho con, nhưng bản thân tôi luôn nỗ lực làm sao để các con bớt đi nỗi khổ, có như vậy tôi mới thấy an lòng”.

Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, ông trở về quê hương rồi lập gia đình, niềm vui càng được nhân lên khi những đứa con lần lượt chào đời. Tuy nhiên, niềm vui ngắn ngủi chẳng tày gang, trong 5 người con sinh ra thì có đến 3 người con luôn có những biểu hiện co giật khi được khoảng 1 tuổi.

Do lúc đó chưa hiểu biết, ông bà chạy vạy khắp nơi trong và ngoài huyện để tìm thuốc chữa trị cho các con nhưng đều không có tác dụng. Nhìn ba người con "khác thường" khiến ông bà nhiều đêm không cầm nổi nước mắt. Sau này khi biết các con đều bị nhiễm chất độc hóa học, ông bà đau đớn tột cùng.

Cả ba người con bị nhiễm là anh: Lương Văn Đích sinh năm 1980; chị Lương Thị Tuyết 1984 và anh Lương Văn Dương sinh năm 1986. Suốt 30 năm nay kể từ khi anh Lương Văn Đích chào đời, vợ chồng ông vẫn phải đều đặn hàng ngày chăm sóc cho các con từ những công việc nhỏ nhất. 

Vợ ông chia sẻ: Có nhiều đêm cả hai vợ chồng gần như thức trắng để chăm sóc con ốm. Sự vất vả nhân lên gấp bội phần, vì cả ba người con đều không nói được, không biết làm gì, không thể tự đi đứng...

Bà Pháo nói trong nước mắt: “Là người mẹ, ai cũng mong các con mạnh khỏe, có cuộc sống ấm no hạnh phúc, gia đình tôi không được may mắn như những gia đình khác nhưng vợ chồng tôi luôn cố gắng động viên nhau sống làm sao cho các con đỡ khổ hơn”. 

Hằng năm nhiều nhà hảo tâm đã đến thăm, tặng quà, động viên ông bà vượt qua nỗi bất hạnh. Song cuộc sống hiện tại và phía trước còn nhiều khó khăn, bởi nay ông bà đã già, sức khỏe yếu dần, không hiểu rồi đây những đứa con sẽ sống ra sao? 

Hơn 30 năm miệt mài chăm sóc cho những người con bị nhiễm chất độc da cam mới thấy hết được tấm lòng của vợ chồng ông Xuân, bà Pháo. Gia cảnh này mong nhận được sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.8345431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm