| Hotline: 0983.970.780

Nỗi đau người ở lại

Thứ Bảy 30/11/2013 , 13:45 (GMT+7)

"Gia đình mình ở nhà cũ cũng được, đói khổ cũng được, anh đi rồi em biết làm sao, con chúng ta sẽ sống như thế nào. Thương mẹ con em thì anh hãy về nhà đi!”

Mỗi chuyến ra khơi của ngư dân miền biển đều chất chứa những tia hi vọng về một cuộc sống no đủ, sung túc. Nhưng làn nước lạnh căm mênh mông sóng dữ cũng đã lấy đi của họ không biết bao nhiêu nước mắt. Biết là vươn khơi, bám biển vô cùng nguy hiểm nhưng để mưu sinh, không thể bỏ nghề.

>>Cứu được 2 ngư dân trong vụ chìm tàu cá làm 10 người mất tích

Con tàu NA 90249 TS vừa được đóng mới bằng số tiền vay mượn, gom góp của thuyền trưởng Nguyễn Văn Trí cùng các bạn thuyền. Sau chuyến ra khơi đầu tiên thuận buồm xuôi gió, chở theo tiếng cười đầy ắp về đến tận đầu làng ngõ xóm, 10 thành viên đều rất hoan hỉ, trông ngóng từng ngày cho chuyến đi tiếp theo, có ai ngờ bỗng chốc tất cả trở thành cơn ác mộng.


Bà Nguyễn Thị Ngoan ôm ảnh của con trai khóc nấc

Kể từ khi nhận được hung tin, bà Nguyễn Thị Hương (SN1957, xóm Tân An, xã An Hoà) là mẹ ruột của 2 anh Nguyễn Văn Trí (1982) và Nguyễn Văn Huỳnh (1990) bỗng như điên dại.

Căn nhà nhỏ ngập đầy không khí tang thương, bao nhiêu lời động viên, chăm sóc lúc này đều không đủ, trong cơn mê man, bà Hương đôi lúc lại gào tên con: Mẹ không cần gì cả, chỉ mong các con trở về thôi, các con nói sẽ phụ mẹ sửa sang lại nhà cửa cơ mà. Các con đi rồi mẹ biết sống thế nào đây. Ông trời ơi xin đừng bắt con tôi, có lấy thì lấy cái thân già này đi!”

Bên ngoài sân, ông Nguyễn Văn Dũng (chú của nạn nhân) ngồi bất động, gần một đời người sương gió, lăn lộn với cuộc sống mưu sinh nhưng nỗi đau lần này quả thực quá lớn với ông, những đứa cháu thân thương đã nằm ngoài khơi dưới dòng nước lạnh, thật là đau xót: “Trước chuyến đi, cả thằng Huỳnh, thằng Trí còn cười nói rôm rả, động viên nhau tu chí làm ăn, có đồng ra đồng vào sẽ tính chuyện lấy vợ để mẹ có cháu bế. Có ai ngờ cơ sự lại ra thế này, ông trời sao mà bất công đến thế!”.


Ông Dũng không kìm được nước mắt khi nói về hai cháu Huỳnh và Trí

Trong chuyến ra khơi định mệnh lần này còn có một cặp anh em ruột khác là Hồ Vĩnh Lai (1979) và Hồ Vĩnh Thế (1985) , giờ đây người thân của hai anh đang sống trong nỗi sợ hãi cùng cực. Chị Mai Thị Phương (vợ anh Thế) khóc thét lên khi ai đó nhắc đến chồng mình, mới đây thôi hai vợ chồng còn ấp ủ sẽ sửa sang lại ngôi nhà đã quá cũ nát để đón một cái tết thật đầm ấm, thế mà giờ đã chia cách đôi nơi.

"Gia đình mình ở nhà cũ cũng được, đói khổ cũng được, anh đi rồi em biết làm sao, con chúng ta sẽ sống như thế nào. Thương mẹ con em thì anh hãy về nhà đi!”, chị Phương nức nở 

Nhiều người không kìm nổi nước mắt chứng kiến sự ngây ngô của 2 cháu con anh Thế là Hồ Thị Giang (học lớp 4) và Hồ Văn Hiếu (3 tuổi), chúng còn quá ngây thơ và khờ dại để cảm nhận được sự mất mát này. Rồi đây khi không có cha bên cạnh, cuộc sống của chúng sẽ khó khăn biết nhường nào.

Trường hợp của anh Hồ Vĩnh Lai (anh ruột của anh Thế) còn u ám hơn, kết hôn với chị Hồ Thị Hoàn (1983) và có với nhau hai mặt con, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn khi nguồn sống của gia đình đều trông chờ cả vào những chuyến vượt biển đầy sóng gió. Tấn bi kịch tối ngày 27/11 vừa qua chẳng khác gì sét đánh ngang tai khiến chị Hoàn sụp đổ hoàn toàn, sức khoẻ suy sụp hẳn, dù người thân trong gia đình đã túc trực thường xuyên nhưng không thể xoa dịu nỗi đau.

Chị Hoàn hiện đang mang thai ở tháng thứ 8, trong thâm tâm vẫn luôn văng vẳng lời hứa của chồng trước ngày ra khơi: “Con chúng ta sắp chào đời rồi, anh hứa sẽ mua áo mới, sẽ đặt tên cho con cơ mà!”, nói rồi chị ngất lịm đi…

Bà Hồ Thị Lài (74 tuổi, mẹ của anh Thế và anh Lai) sống cả đời lam lũ, giờ ở cái tuổi gần đất xa trời chỉ mong sống nốt những tháng ngày còn lại bên con cháu, hưởng chút bình yên của tuổi già. Nhưng ước muốn nhỏ nhoi đó cũng vượt quá tầm với, cùng lúc nhận hai tin sét đánh, thử hỏi người mẹ nào chịu nổi được đây.


Bà Hồ Thị Lài không cầm được nước mắt trước nỗi đau quá lớn.

Không nói một lời nhưng những giọt nước mắt cứ chạy dài trên đôi gò má đã nhăn nheo theo dấu vết của thời gian, chốc chốc bà lại lấy ảnh con ra ngắm...

Trong số 10 ngư dân không may gặp nạn, nhỏ tuổi nhất là Nguyễn Duy Khiêm (SN 1988). Nhà nghèo, lại đông anh em, bố mẹ không có đủ tiền đi học nên Khiêm xin đi biển để phụ giúp thêm cho gia đình, có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Mới 16 tuổi nhưng Khiêm đã có 2 năm lênh đênh sóng nước với các anh, các chú ngoài khơi, lăn lộn sớm giúp em rắn rỏi hơn hẳn bạn bè đồng trang lứa: “Thằng Khiêm nó ngoan lắm, nó cũng muốn được cắp sách đến trường nhưng vì điều kiện gia đình khó khăn nên bất đắc dĩ mới phải nghỉ. Nó hiền, siêng năng nên ai cũng quý, làm được bao nhiêu đều đưa hết về cho bố mẹ…!”, nói đến đây, bà Nguyễn Thị Loan, mẹ của Khiêm lại khóc nấc, những giọt nước mắt rơi liên hồi trên ảnh của con…

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm