| Hotline: 0983.970.780

Nơi đầu nguồn cách mạng: Những người con của rừng thiêng biên giới

Thứ Sáu 30/01/2015 , 06:33 (GMT+7)

Cao Bằng không chỉ là vùng đất đầu nguồn cách mạng, nơi đây còn sinh thành và nuôi dưỡng nhiều người con ưu tú đã góp phần làm nên lịch sử./ Lê Quảng Ba, người bảo vệ lãnh tụ về Pác Bó

Những cánh đại bàng trong cách mạng

Nắng xòe dải quạt. Sau đận rét buốt đầu đông, đất trời Cao Bằng dần ấm áp. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên thêm nước vào ấm trà pha sẵn đợi tôi. Lên Cao Bằng thì nhất định phải qua gặp ông, có thể nói không quá lời rằng ông là một kho tư liệu về đầu nguồn cách mạng với những địa danh, những con người đã làm nên lịch sử.

Chúng tôi cùng trò chuyện về làng Nà Nghiềng, xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên giải thích, Nà Nghiềng đọc chệch từ âm tiếng Tày là Nghèng có nghĩa ngang ngạnh, kiên cường, không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực. Làng Nà Nghiềng là tinh hoa nuôi dưỡng những đứa con trở thành những vị tướng tài, những con đại bàng tung bay trong bão tố cách mạng.

Đó là 3 anh em họ Đàm. Anh cả là Đàm Văn Lý, bí danh Quý Quân, từng là Châu ủy viên Hà Quảng, tham gia vượt ngục Sơn La thì bị Pháp bắt và đem chém bêu đầu để thị uy. Người thứ hai là Đàm Minh Viễn, bí danh Đức Thanh, người tổ chức Đội Nhi đồng Cứu quốc do Kim Đồng làm đội trưởng. Và người em út là Đàm Ngọc Lưu tức Thượng tướng Đàm Quang Trung (1921-1995), nguyên Tư lệnh Đại đoàn 312, Tư lệnh Quân khu Việt Bắc, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước.

Một danh nhân khác là Lê Quảng Ba, vị tướng đầu tiên của đất Cao Bằng, nguyên Tư lệnh Quân khu Thủ đô, Tư lệnh Đại đoàn 316, Tư lệnh Quân khu 1, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Chính phủ... Năm 2015 này, ông tròn 100 năm sinh.

“Tỉnh Cao Bằng nói riêng, Quân khu 1 và Bộ Quốc phòng nên có kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm để tôn vinh ông. Lãng quên Lê Quảng Ba là một thiếu sót của người hôm nay”, đôi mắt Hoàng Quảng Uyên ánh lên một niềm mong mỏi.

Người con gái Cao Bằng

Cùng tuổi với Thiếu tướng Lê Quảng Ba, nhưng đã mất 5 năm trước, ở tuổi cận kề thế kỷ, đó là bà Hoàng Thị Vọng Bình (1915-2010). Lần đó, bà tiếp tôi trong căn phòng nhỏ phía sau trụ sở Hội Đông y Việt Nam (phố Tôn Đản, Hà Nội). Người bạn đời của bà là cụ Đặng Văn Cáp, bác sĩ Đông y của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành viên trong đoàn về nước ngày 28/1/1941.

Bà ngồi lặng lẽ trên chiếc xe lăn, mái tóc mang theo từng lớp sóng thời gian của tuổi gần thế kỷ ngả xuống. Điều cả tôi và người con dâu của bà, chị Lô Hồng Thủy, cán bộ Bảo tàng Quân đội đã rất bất ngờ khi bà kể về mối tình của tuổi thanh niên sôi nổi...

Lần này, ô tô cắt đường đưa tôi qua quê hương bà, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, để đến khu rừng thiêng Trần Hưng Đạo. Những địa danh bà kể đến bây giờ tôi mới được đặt chân tới trên các cung đường. "Con gái Cao Bằng/ Đánh giặc bằng tay trái/ Tay phải để nuôi con, ôm chồng/ Để lên non hái cây thuốc quý/ Để rót chén rượu mời/ Khi bạn đến thăm...", lời bài hát dân ca Tày ấy văng vẳng bên tai tôi trong lần nghe bà Vọng Bình kể chuyện.

Những năm tháng hoạt động, bà đã gặp ông  Hoàng Đình Giong, người bản Nà Toàn, xã Đề Thám, một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giác ngộ và bồi dưỡng. Hoàng Đình Giong cũng chính là người sáng lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Cao Bằng. Tình yêu nảy nở giữa hai người nhưng họ hẹn nhau đến khi nào không còn bóng dáng một tên thực dân trên quê hương, đất nước mình, lúc đó họ sẽ xây dựng hạnh phúc gia đình.

Sau một thời gian hoạt động tại địa phương, bà Hoàng Thị Vọng Bình được cử xuống Hải Phòng hỗ trợ xây dựng và phát triển cơ sở Đảng khi ông Hoàng Đình Giong đã tái lập lại được chi bộ Đảng tại đây. Trong một lần về kiểm tra phong trào, không may cả hai cùng bị sa lưới mật thám Pháp và bị lưu đày khắp các nhà tù Cao Bằng, Hỏa Lò... Riêng ông Hoàng Đình Giong còn bị đày biệt xứ đến Karianga thuộc đảo Madagascar (châu Phi).

Cách mạng Tháng Tám thành công, ông Hoàng Đình Giong và bà Hoàng Thị Vọng Bình gặp lại nhau trong nước mắt mừng vui của ngày chiến thắng. Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, tiếng súng Nam Bộ kháng chiến từ phương Nam Tổ quốc vang lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “chọn mặt gửi vàng”, cử ông Hoàng Đình Giong, lấy bí danh là Vũ Đức, làm Chỉ huy trưởng đoàn quân Nam tiến, Ủy viên chính trị quân đội miền Nam. Hai người lại phải tạm xa nhau. Không ngờ đây là lần họ chia tay vĩnh viễn.

Chiến đấu ở Nam Bộ, để bảo đảm bí mật của tổ chức, Khu trưởng Chiến khu 9 Hoàng Đình Giong đã kết duyên với bà Nguyễn Thị Được (Sáu Được), người thư ký của mình. Mới đây, khi khánh thành nhà lưu niệm Hoàng Đình Giong, má Sáu tuổi ngoài 90 cùng con trai và con dâu về quê chồng thắp hương tưởng vọng.

"Đồng chí Hoàng Đình Giong là một người cộng sản trung kiên, một người con tiêu biểu của đồng bào các dân tộc quê hương cách mạng Cao Bằng. Đồng chí đã chiến đấu kiên cường, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và lý tưởng cộng sản cao đẹp". (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 18/9/2007).

Khi bà Vọng Bình đang làm Bí thư Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Cao Bằng thì nhận được tin dữ: Tháng 3/1947, trên đường ra Bắc nhận nhiệm vụ, ông Hoàng Đình Giong đã anh dũng hy sinh tại chân núi Thiên Thai thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Năm 1950, bà được cử sang Trường Thanh thiếu nhi Việt Nam ở Quế Lâm - Trung Quốc (Quế Lâm dục tài học hiệu). Tại đây, bà gặp ông Đặng Văn Cáp. Do đồng cảm với hoàn cảnh của người cán bộ xuất thân từ vùng đất cách mạng Can Lộc - Hà Tĩnh đã nhiều năm tham gia trong phong trào yêu nước khắp từ Xiêm (Thái Lan) và Trung Quốc, bà tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với ông. 

Những người con của rừng thiêng biên giới

Khu lưu niệm Hoàng Đình Giong ở bản Nà Toàn giờ đã lên phố, lên phường, thuộc tổ 14, phường Đề Thám, TP. Cao Bằng. Người cháu họ của ông kể rằng, ngôi nhà được dựng lên trên nền nhà cũ, vẫn còn đây cây mít từ thuở thiếu thời gắn với tuổi thơ nhà cách mạng, người xây dựng Cao Bằng thành cầu nối giữa Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng với phong trào cách mạng trong nước. Tại Đại hội Đảng lần thứ nhất tổ chức tại Ma Cao (Trung Quốc) tháng 3/1935, Hoàng Đình Giong được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 

Lớp cháu của Hoàng Đình Giong nay cũng đã là những cụ ông, cụ bà da mồi tóc bạc. Họ kể với tôi rằng, đồng bào các dân tộc miền Tây Nam Bộ cũng rất quý đồng chí Hoàng Đình Giong, với bí danh Vũ Đức, bởi ông sống chan hòa, gần dân, thương dân vô hạn.

Đối diện với khu lưu niệm Hoàng Đình Giong là nhà lưu niệm Trung tướng Nam Long (1921-1999), nguyên Tư lệnh Sư đoàn 304, Tư lệnh Quân khu 4, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng. Tên thật là Đoàn Văn Ưu, 13 tuổi đã cao lớn như chàng trai 18, ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Để giữ bí mật, ông đổi họ Đoàn sang họ Vũ, rồi sang Liễu Châu (Trung Quốc) học trường quân sự Hoàng Phố cùng lứa với Đàm Quang Trung, Hoàng Minh Thảo, Vũ Lập...

Khi Pháp nổ súng tái chiếm Nam Bộ, thì Nam Long đã lập Chi đội 3 Nam tiến, có mặt sớm nhất ở cửa ngõ phía bắc Sài Gòn. Đã có những lời thơ ca ngợi những người con tài năng của Cao Bằng chỉ huy những đoàn quân Nam tiến rằng: “Hoàng Đình Giong/ Nam Long/ Đàm Quang Trung/ Những người con của rừng thiêng biên giới/ Mang khí phách hào hùng/ Mưu lược hành quân/ Tiến/ Tiến về phương Nam”.

Trên đường hành quân vào tới Nha Trang, Vũ Nam Long đã bất ngờ gặp người anh họ Hoàng Đình Giong và Đàm Minh Viễn, hai vị chỉ huy được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cử vào Nam. Theo kế hoạch, Nam Long cùng Chi đội Giải phóng quân của mình vào mặt trận phía bắc Sài Gòn, còn Hoàng Đình Giong và Đàm Minh Viễn thì đưa viện binh xuống Đồng bằng sông Cửu Long.

Ba mươi năm sau, những ngày mùa xuân 1975 thần tốc, Nam Long lại tham gia Bộ chỉ huy cánh quân phía Đông tiến vào giải phóng Sài Gòn.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm