| Hotline: 0983.970.780

Nỗi đau xé lòng người mẹ phải nhốt con suốt 36 năm trong chuồng lợn

Thứ Sáu 23/12/2016 , 06:45 (GMT+7)

Tự tay nhốt đứa con trai tâm thần suốt 36 năm trong chuồng lợn tăm tối, ẩm thấp. Bà bảo đau lòng lắm nhưng cũng không còn sự lựa chọn nào khác khi mà giờ đây đến bản thân bà cũng chẳng thể tự lo được nữa.

Người mẹ bất hạnh đó là bà Phạm Thị Nhạn (sinh năm 1932) ở xóm 6, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Men theo con QL 21A trong tia nắng nhạt của tiết trời mùa đông, chúng tôi tìm về ngôi nhà nhỏ tuềnh toàng của bà Nhạn. Vừa bước vào cổng thì bất ngờ trong nhà phát ra tiếng đập phá loảng xoảng xen lẫn tiếng gào thét man dại.

img-20161117-145025143904736
Bà Nhạn đau đớn nhốt con trong chuồng lợn
 

“Đó. Nó trong đó. Trước chuồng này tôi nhốt lợn, bây giờ thì bán lợn để nhốt con. Chú có ghi hình thì cẩn thận không nó phóng uế, khạc nhổ bừa bãi rồi đập phá ném đồ đạc vào người thì phải tội”, bà Nhạn nói trong nước mắt.

Khi bà Nhạn vừa tròn 23 tuổi thì cha mẹ bà đã sắp đặt mối nhân duyên với ông Vũ Xuân Tý (sinh năm 1924) - người cùng xóm. Không lâu sau, vợ chồng bà Nhạn sinh hạ được 4 người con (2 trai, 2 gái) kháu khỉnh, bụ bẫm trong niềm vui khôn xiết của gia đình. Hai cô con gái hiện đi lấy chồng xa, anh con trai cả lấy vợ và làm ăn sinh sống trong miền Nam, kinh tế các con cũng gặp nhiều khó khăn nên ít về thăm mẹ già.

Nhưng số phận thật nghiệt ngã khi anh Vũ Xuân Việt (SN 1962) là con trai thứ 3 trong gia đình vốn ngoan ngoãn, đang tuổi xuân mơn mởn bỗng dưng bị cảm nhập tâm, không nói năng được. Ban đầu, anh Việt có biểu hiện nói năng huyên thuyên, miệng lép bép nhai lá cây, bạ thứ gì cũng bốc cho vào miệng, thỉnh thoảng toàn thân còn lên cơn động kinh co giật đùng đùng, sùi bọt mép, không làm chủ được hành động của bản thân, đập phá đồ đạc trong nhà, chửi bới bố mẹ và bỏ đi lang thang.

b-nhn-dng-ke-ve-benh-tt-cu-nh-viet143904602
Bà Nhạn kể về bệnh tình anh Việt
 

Năm lần bảy lượt vợ chồng bà Nhạn chạy vạy ngược xuôi đưa anh Việt đi chữa trị ở các bệnh viện tuyến dưới rồi lại tuyến trên nhưng bệnh tình ngày càng nặng. Rồi trái tim người cha người mẹ tan nát khi các bác sĩ xét nghiệm và kết luận anh Việt bị mắc chứng tâm thần phân liệt.

Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, bà Nhạn vẫn không quên đưa mắt trông chừng đứa con trai bị nhốt trong chuồng lợn của mình. Thấy có người lạ đến nhà, lâu lâu đứa con điên của bà cứ đi lại chộn rộn trong căn phòng tăm tối. Đôi mắt vô hồn cứ lấm lét nhìn rồi phá lên cười khanh khách. Đồ đạc trong nhà đều bị anh Việt đập phá tan tành sau mỗi lần lên cơn. Không dừng lại ở đó, nhiều lần anh Việt lên cơn điên loạn còn đuổi đánh rồi bóp cổ mẹ sau đó gí đầu mẹ xuống bùn, may mà người dân kịp thời phát hiện nên bà Nhạn mới thoát chết.

Hay tin ở đâu có thuốc hay, thầy giỏi, vợ chồng bà Nhạn lại tìm đến để chữa bệnh cho con. Nhưng cứ nằm viện một thời gian, anh Việt lại trốn viện và đánh người. Cùng cực, gia đình phải đưa Việt vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hà Nam. Nhưng vào được một thời gian anh Việt lại trốn ra ngoài rồi lang thang khắp nơi có khi lên tận Yên Bái, Lào Cai khiến ông bà phải chạy đôn chạy đáo ở khắp nơi.

Vì không có tiền chữa trị thường xuyên nên bệnh tình của anh Việt ngày càng nặng hơn, thường xuyên nổi điên đập phá, tự xé quần áo, đánh đập cha mẹ già. Dù không bao giờ muốn thế nhưng mẹ già không còn cách nào khác là vay mượn bà con, đóng cánh cửa song sắt nơi chuồng lợn rồi đau xót nhốt đứa con vào đấy. Hàng ngày bà ngắm nhìn đứa con trai yêu quý và chăm sóc nó qua song sắt.

nh-viet-bi-gim-cm-suot-36-nm-qu-trong-chuong-lon-qunh-nm-chi-biet-go-thet-dp-ph-do-dc143904145
Anh Việt quanh năm chỉ biết gào thét, đập phá
 

“Khổ lắm, nhục lắm. Bệnh tâm thần của thằng Việt mỗi ngày một nặng nhưng không còn cách nào khác tôi đành phải nhốt nó vào chuồng lợn. Phải nhìn con như vậy tôi đau đớn, xót xa nhiều. Không nhốt nó vào đây, có ngày nó giết người lúc nào không hay", bà Nhạn nhìn con òa khóc.

Cách đây 6 năm, trong một lần lên cơn lao lực do lao động quá sức nên người đàn ông đầu gối tay ấp với bà  Nhạn là ông Vũ Xuân Tý mãi mãi ra đi.

Thời gian gần đây, căn bệnh thoái hóa cột sống, viêm khớp mãn tính khiến sức khỏe của bà Nhạn yếu đi nhiều, lưng bà còng rạp xuống, ngày đêm đau nhức khiến chẳng làm được việc gì nữa, đôi mắt cũng mờ đục không nhìn rõ.

Ông Đinh Xuân Tập, Trưởng xóm 6, xã Ba Sao, bộc bạch: “Gia đình nhà bà Nhạn là gia đình đặc biệt khó khăn trong thôn. Rất mong các nhà hảo tâm giúp đỡ”.

Hoàn cảnh của gia đình bà Nhạn rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về bà Phạm Thị Nhạn ở xóm 6, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam; hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 47 Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ, ĐT: 0710.3835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm