| Hotline: 0983.970.780

Nơi khởi đầu một ngành nghề mới

Thứ Năm 19/12/2013 , 10:28 (GMT+7)

Sau thời gian thử nghiệm thành công, KHATOCO bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới với ý tưởng táo bạo. Trung tâm giống đà điểu Quảng Nam, Ninh Hòa đã được xây dựng và khẳng định vị thế trong ngành chăn nuôi đầy mới mẻ này.

Từ lâu thương hiệu Tổng Công ty Khánh Việt - KHATOCO đã nổi tiếng trong và ngoài nước với những mặt hàng thuốc lá, vải, quần áo…, song gần đây mọi người lại biết đến những sản phẩm mới như thịt đà điểu, cá sấu và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp từ những vật nuôi này, như ví da, túi xách, thắt lưng, giày, dép, tranh, đèn ngủ…

Sau thời gian thử nghiệm thành công, KHATOCO bước vào một lĩnh vực kinh doanh mới với ý tưởng táo bạo. Trung tâm giống đà điểu Quảng Nam, Ninh Hòa đã được xây dựng và khẳng định vị thế trong ngành chăn nuôi đầy mới mẻ này.

Anh Huỳnh Trung Sơn, Giám đốc Trung tâm Giống đà điểu Ninh Hòa (trước đây anh là người đầu tiên được KHTOCO điều ra xây dựng Trung tâm Giống đà điểu Quảng Nam) tâm sự: "Ninh Hòa chính là quê hương tôi. Trước đây, cả khu trại chăn nuôi đà điểu này là một vùng đất hoang hóa “trâu ăn đá, gà ăn sỏi”, mưa thì đất nhão như bùn, nắng đất rắn như đá, lưa thưa vài bụi cây, nay được Tổng Công ty đầu tư đã biến hơn chục hecta đất ở đây trở thành xanh tốt, nuôi đà điểu".

Theo sự chỉ dẫn của anh Sơn, chúng tôi đi thăm trung tâm giống đà điểu. Trung tâm được phân chia từng khu theo chức năng: Khu ấp nở, khu úm con giống, khu nuôi thương mại, khu nuôi giống bố mẹ… Những con đà điểu to cao thấy người kêu quang quoác, chúng tôi vặt vài cành lá vẫy chúng lại, ai nấy đều tỏ ra thích thú.

Anh Sơn cho biết thêm: Đà điểu là loại gia cầm có sức đề kháng rất cao, háu ăn, ít bệnh và rất mau lớn. Thức ăn của đà điểu rẻ tiền, dễ kiếm chủ yếu là các loại cỏ, lá cây và các phụ phẩm nông nghiệp. Nuôi đà điểu dễ hơn nuôi gà, cắt cỏ về chỉ cần thái nhỏ, bỏ vào máng là chúng ăn ngon lành...

Thông thường nuôi đà điểu chỉ mất 8 – 10 tháng là có thể xuất chuồng với trọng lượng 95 – 100 kg mỗi con, trừ mọi chi phí người nuôi có thể lãi từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/con. Tất cả các bộ phận cơ thể đà điểu đều có giá trị kinh tế, không có gì là bỏ đi. Ngoài thịt có giá khá cao khoảng 180.000 đ/kg thì da, lông, vỏ trứng, móng vuốt đều được dùng làm đồ mỹ nghệ, trang sức có giá trị kinh tế cao.


Các sản phẩm thuộc da của công ty

Từ Trung tâm Giống đà điểu Ninh Hòa trên đường về Nha Trang, chúng tôi ghé thăm trại cá sấu Ninh Ích. Trước đây, trại cá sấu ban đầu được xây dựng ở Yang Bay (Khánh Vĩnh) theo hướng kết hợp chăn nuôi và du lịch. Sau trận lũ lịch sử, đến năm 2009, trại nuôi cá sấu Yang Bay được rời về xã Ninh Ích (Ninh Hòa) nhằm hình thành một khu chăn nuôi chế biến khép kín vừa thuận lợi cho hoạt động kinh doanh vừa tránh nguy cơ khi thiên tai bão lũ xảy ra.

Đây là trung tâm sản xuất con giống chất lượng cao, áp dụng quy trình quản lý chăn nuôi nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn HACCP. Trại cá sấu KHATOCO đã được cấp chứng nhận CITES. Mỗi năm trại cá sấu đã cho ra đời gần 10.000 con giống và gần 3.000 con đưa vào giết mổ để lấy thịt và làm các sản phẩm da...

Với quy mô phát triển vùng chăn nuôi thương phẩm có đàn cá sấu 10.000 con và 35.000 con đà điểu, từ đây hàng loạt cơ sở chế biến, sản phẩm sau chăn nuôi sẽ được hình thành như: Nhà máy giết mổ, nhà máy thuộc da, nhà máy chế biến thực phẩm, xí nghiệp may da… Các sản phẩm từ đà điểu, cá sấu như thịt, thực phẩm chế biến sẵn, giày da, túi xách, đèn ngủ, giày, dép… đã được sản xuất và đưa ra thị trường trong và ngoài nước.


Sản phẩm thủ công mỹ nghệ được nhiều người ưa chuộng

KHATOCO trở thành nhà sản xuất và cung cấp thịt đà điểu, cá sấu lớn nhất Việt Nam. Các sản phẩm thịt đà điểu, cá sấu đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được phân phối qua các hệ thống siêu thị lớn và uy tín như Metro, Coop Mart, Maximark… Chất lượng da nguyên liệu được cải thiện theo hướng tăng dần tỷ trọng da phẩm cấp cao.

Đạt được kết quả đó là nhờ KHATOCO đã xây dựng và hoàn thiện các quy trình chăn nuôi chặt chẽ, khoa học; áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 2000-2005 nhằm kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và phân phối ra thị trường.

Một trong những nguyên nhân để chất lượng sản phẩm thịt, da đà điểu, cá sấu đạt chất lượng cao là do KHATOCO đã đầu tư xây dựng nhà máy thức ăn gia súc có công suất 37.000 tấn/năm. Các sản phẩm mang thương hiệu Khafeed của nhà máy chế biến thức ăn gia súc đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường thức ăn chăn nuôi cao cấp, với sản lượng tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn mỗi năm.

Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2011 dành cho mặt hàng thịt đà điểu KHATOCO là kết quả minh chứng cho những nỗ lực không ngừng, nhằm duy trì các giải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi liên kết từ sản xuất thức ăn chăn nuôi đến lựa chọn con giống, chăm sóc vật nuôi đến giết mổ, đóng gói, phân phối sản phẩm và trên hết đó còn là sự trách nhiệm với người tiêu dùng của KHATOCO.

Gần 200 cơ sở tiêu thụ thịt đà điểu, cá sấu các loại; 20 cửa hàng thời trang dệt may, giày da túi xách và bước đầu xây dựng chuỗi cửa hàng cao cấp ở các tỉnh, thành phố lớn. Tuy khối lượng sản phẩm công nghiệp chế biến còn khiêm tốn nhưng nó đã mở ra một tương lai đầy tiềm năng.

Với vai trò là sản phẩm cuối cùng trong toàn bộ chuỗi giá trị liên ngành Chăn nuôi – Chế biến thực phẩm – Da & Thủ công mỹ nghệ, sản phẩm da giày & thủ công mỹ nghệ kỳ vọng sẽ mang lại giá trị thặng dư lớn và tạo động lực thúc đẩy phát triển chăn nuôi đà điểu, cá sấu của KHATOCO.


Trại chăn nuôi đà điểu

Vì vậy, trong những năm qua, KHATOCO đã không ngừng đầu tư mạnh cho các công đoạn sau chăn nuôi như thuộc da, thiết kế sản phẩm, thương hiệu, hệ thống phân phối cũng như xây dựng các quy trình quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, áp dụng các quy trình đào tạo nhân lực linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, nhằm mục đích đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, từng bước định vị được chỗ đứng trên thị trường.

Theo định hướng trên, cùng với sự nỗ lực, sáng tạo không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong ngành, thương hiệu KHATOCO đã từng bước tìm được chỗ đứng trên thị trường và được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận. Năm 2011, đã có 34.000 sản phẩm da đà điểu, cá sấu cao cấp được tiêu thụ thông qua hệ thống đại lý phân phối và cửa hàng trên khắp cả nước, tăng 80% về sản lượng và 2,8 lần về giá trị so với năm 2010.

Thị trường tiêu thụ, đối tượng khách hàng ngày càng được mở rộng, trong đó khách nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn. Không chỉ mang lại lợi ích cho DN, sự hiện diện của chuỗi cửa hàng giới thiệu và trưng bày sản phẩm tại Nha Trang là một trong những điểm dừng chân ưa thích của du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là du khách Nga, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, quảng bá hình ảnh Khánh Hòa đến với bạn bè thế giới.

Năm 2013, bên cạnh việc giữ vững và phát triển thị trường hiện có, KHATOCO đã đặt mục tiêu mở rộng thị trường, chinh phục các đối tượng khách hàng đến từ những thị trường tiềm năng nhưng cũng khó tính hơn như Châu Âu, Nhật Bản; trở thành nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm da đà điều, cá sấu hàng đầu Việt Nam.

Với những ý tưởng táo bạo nhưng khoa học, sự năng động dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, cộng với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, KHATOCO đã và đang là nhân tố mới đi tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp với một quy trình khép kín: Chăn nuôi – chế biến thực phẩm – da và hàng thủ công mỹ nghệ.

Với những thành công đã đạt được, là niềm tin, động lực để KHATOCO vươn lên chinh phục những đỉnh cao mới với mục tiêu phát triển bền vững, lớn mạnh không ngừng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm