| Hotline: 0983.970.780

Nói không với thực phẩm kém chất lượng

Thứ Tư 17/04/2019 , 13:10 (GMT+7)

“Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” là chủ đề Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019, được Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM (BQL ATTP) phát động, diễn ra từ ngày 15/4 - 15/5.

10-28-56_sn_phm_cu_cong_ty_cp_b_hun_duoc_trung_by_ti_hoi_cho_trien_lm_ton_vinh_hng_viet_2019
Sản phẩm của Công ty CP Ba Huân được trưng bày tại Hội chợ Triển lãm Tôn vinh hàng Việt 2019

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban BQL ATTP TP.HCM cho biết, tháng 4 được chọn làm “Tháng hành động vì ATTP” bởi đây là thời điểm chuyển mùa, nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao, vì thế công tác bảo đảm ATTP cần thắt chặt.

“Chủ đề nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng là phải nâng cao nhận thức của cộng đồng để ủng hộ thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn. Điều đầu tiên là người tiêu dùng không mua thực phẩm trôi nổi, không có địa chỉ rõ ràng, không mua thực phẩm bán rong… Vì thực tế, vẫn có những người dù có tiền nhưng vẫn thích hàng rẻ, hàng trôi nổi. Còn đối với người có thu nhập thấp, nếu chịu khó tìm hiểu vẫn có thể mua được thực phẩm sạch giá rẻ để nấu ăn cho gia đình mình.

Trong dịp này, chúng tôi tăng cường kiểm soát nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu thực phẩm (kể cả các phụ gia) cung cấp cho các bếp ăn trường học, bệnh viện, công ty, các nhà hàng. Kết quả xử lý các vi phạm sẽ được công khai trên trang thông tin điện tử của Ban ATTP”, bà Lan chia sẻ.

Đồng hành cùng chương trình, bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ba Huân cho biết, công ty luôn đặt mục tiêu sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu và đi theo hướng sản xuất thực phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Trứng của Ba Huân trước khi đưa ra thị trường được xử lý với 8 công đoạn, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn ATTP cao nhất.

Bà Huân cũng kiến nghị cơ quan chức năng cần tích cực hơn nữa trong việc phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định pháp luật về ATTP. Kiên quyết không để thực phẩm không an toàn, hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Ngoài ra cần biểu dương, khích lệ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện đạt chuẩn về ATTP. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đầu tư, cải tiến kỹ thuật đưa ra các sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn chất lượng, giá cả hợp lý. Người tiêu dùng phải thường xuyên cập nhật, tìm hiểu các thông tin để nâng cao nhận thức, mang lại lợi ích về sức khỏe, quyền lợi cho chính bản thân mình.

Tương tự, ông Ngô Văn Khương, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT) chia sẻ, sản phẩm của APT khi tới tay người tiêu dùng đã được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu cho đến thành phẩm đạt chuẩn GMP, SSOP, HACCP. Đặc biệt, đối với sản phẩm cá nuôi được kiểm soát chặt chẽ bằng quy trình khép kín từ con giống - nuôi - đánh bắt - sản xuất và truy xuất được nguồn gốc.

“Công ty APT, với tư cách là nhà cung cấp sản phẩm thực phẩm cho cộng đồng, chúng tôi xin cam kết đưa ra thị trường những sản phẩm đạt chất lượng, an toàn, hợp vệ sinh không chỉ trong tháng hành động, mà ở mọi thời điểm…”, ông Khương nói.

10-28-56_hinh_2_-_nguoi_tieu_dung_lu_chon_thuc_phm_n_ton_ti_cc_sieu_thi
Người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm an toàn tại siêu thị
Phạm Khánh Phong Lan: “Mục tiêu của tháng ATTP 2019 là tăng cường công tác giáo dục, truyền thông, nâng cao ý thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng; trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về ATTP”.

 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm