Nơi làm ra sợi miến dong OCOP 5 sao giữa núi rừng Na Rì
Thứ Năm 25/05/2023 , 10:00 (GMT+7)Nằm giữa vùng núi rừng huyện Na Rì (Bắc Kạn), Hợp tác xã Tài Hoan là nơi sản xuất ra sản phẩm miến dong cùng tên, được công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao từ 2021.
Miến dong Tài Hoan là sản phẩm của Hợp tác xã Tài Hoan (HTX), có địa chỉ tại thôn Chè Cọ, xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Xưởng sản xuất của HTX nằm ngay cạnh quốc lộ 3B đoạn nối từ quốc lộ 3 đi xuyên qua huyện Na Rì, giáp huyện Bình Gia của Lạng Sơn.
Được sản xuất thủ công từ những năm 1960, đến năm 1992 chị Hoan bắt đầu trồng dong riềng để chủ động nguồn nguyên liệu nhưng vẫn làm miến thủ công. Đến 2007 gia đình chị bắt đầu nâng năng suất từ 50 kg lên 500 kg/ngày. Theo Giám đốc HTX Nguyễn Thị Hoan, việc liên kết với nhau lập nên HTX là một hình thức bà con đồng bào dân tộc ở huyện Na Rì cùng nhau phát triển kinh tế.
2018 thành lập HTX Tài Hoan và 2019 được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Đến năm 2021, sản phẩm miến dong Tài Hoan được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia và là sản phẩm OCOP 5 sao duy nhất của Bắc Kạn đến thời điểm này.
Bên cạnh 16 thành viên HTX, chị Hoan cho biết đang liên kết với khoảng gần 800 hộ dân sản xuất dong riềng đỏ, chủ yếu là trong huyện Na Rì và một số địa phương lân cận của tỉnh Bắc Kạn. Hình thức liên kết là HTX ký hợp đồng bao tiêu đầu ra cho củ dong riềng để bà con yên tâm sản xuất, nếu giá xuống hoặc khó tiêu thụ HTX vẫn thu mua theo giá đã cam kết.
Xuất phát từ sản phẩm miến dong truyền thống, đến nay HTX Tài Hoan đã phát triển được 6 sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu cho từng thị trường, từng thị hiếu của người tiêu dùng. Ví dụ, có loại thích hợp nấu canh, có loại thích hợp ăn lẩu lại có loại thích hợp để xào, để làm nộm...
Trong khu trưng bày sản phẩm của HTX Tài Hoan, bên cạnh chứng nhận OCOP 5 sao, còn có rất nhiều chứng nhận, bằng khen, kỷ niệm chương... của các chương trình tôn vinh nông sản ở quy mô địa phương và toàn quốc. Đây là minh chứng về chất lượng đối với sản phẩm miến dong.
Sản phẩm miến dong của HTX Tài Hoan hiện nay có bao bì với nhãn mác đẹp, ghi đầy đủ các thông tin theo quy định, sản phẩm đã được kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, không có chất phụ gia và không có chất bảo quản.
Sản lượng trung bình của HTX hiện nay vào khoảng 2 tấn miến thành phẩm mỗi ngày. Bên cạnh phục vụ thị trường trong nước thì đã xuất đi nhiều quốc gia như CH Séc, Australia... sắp tới có thể sẽ tiếp cận thêm thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản... Với chất lượng đã được chứng minh, hiện nay Giám đốc Nguyễn Thị Hoan rất mong muốn kết nối được nhiều đơn hàng hơn nữa để tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.
Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu
SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.
Sang châu Phi nhập sừng trâu bò về chế tác
Thiếu nguyên liệu, làng nghề thủ công mỹ nghệ chế tác sừng Đô Hai (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) phải sang tận châu Phi nhập sừng trâu bò về để duy trì sản xuất.
Gia cảnh éo le của cô tân sinh viên sư phạm
Bố mất sớm, mẹ bị suy thận giai đoạn 4 phải điều trị tại nhà. Em trai còn đang đi học là sự éo le mà số phận đã gieo vào cô gái bé nhỏ.
Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà
Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.
Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài 7] Tham vọng 500 tỷ/năm từ thủy sản lòng hồ
Tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu đến năm 2030 có 10.000 lồng nuôi cá trên lòng hồ được quy hoạch thành 8 vùng tập trung gắn với bản đồ du lịch.
Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài 6] Những toan tính của tỉnh Hòa Bình
Điều thú vị và bất ngờ, khi xây đập chặn sông Đà từ đó hình thành nên vùng lòng hồ, gần 5 thập kỷ trước người ta chưa nghĩ tới mục đích cho thủy sản...