| Hotline: 0983.970.780

Nỗi lo đò ngang

Thứ Hai 06/10/2014 , 09:51 (GMT+7)

Chở quá số người quy định, tình trạng chen chúc, xô đẩy nhau lên và xuống đò, hành khách không mặc áo phao, sự chủ quan của các chủ đò..., là thực trạng diễn ra phổ biến ở bến đò Cẩm Kim (Hội An, Quảng Nam).

Trong khi mùa mưa bão đang đến, nhưng những nỗi lo trên vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Cứ đến 6h sáng, tuyến đò từ Cẩm Kim sang phố cổ Hội An, và ngược lại đều chật cứng người và xe từ các vùng lân cận như Duy Vinh, Điện Phương…, đổ xô sang phố Hội làm ăn. Đa số là học sinh sang phố để học các trường cấp 3, và những người lao động cần sang phố đi làm.

Hành khách lên và xuống đò thường xảy ra tình trạng cãi vã, xô xát nhau. Vì vậy, các chuyến đò thường xuyên chở quá tải. Có trường hợp người đi đò phải đứng sát mép đò, hoặc mũi đò, vì hết chỗ ngồi. Nguy hiểm nhất, là trường hợp học sinh phải sang sông đi học, nhưng không mặc áo phao. Trong khi đó các chủ đò cứ vô tư chở, vô tư nhồi nhét và vôt tư thu tiền.

Chị Nguyễn Thị Dung (35 tuổi, trú tại Duy Vinh, Duy Xuyên, Quảng Nam) cho biết: "Ngày nào cũng phải chen lấn nhau trên các chuyến đò, chúng tôi cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Mơ ước một cây cầu thì chưa có, nhưng trước tình hình này, chúng tôi cần sự can thiệp của chính quyền để khỏi phải chen chúc, cãi vã nhau mỗi khi lên và xuống đò”.

Mùa mưa đang đến, các ngành chức năng của Quảng Nam cần có biện pháp khắc phục tình trạng chen lấn, “kẹt đò”, kiên quyết xử lý các trường hợp quá tải, không đảm bảo an toàn cho người đi đò. Cần tăng cường, vận động, tuyên truyền cho chủ đò và hành khách ý thức về việc mặc áo phao, trang bị các dụng cụ cứu sinh đề phòng tai nạn xảy ra. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm